Bùng nổ bê bối, thêm tuyển thủ nước ngoài tố đội tuyển LMHT Hàn Quốc ép ký "hợp đồng nô lệ"

Gia Minh, Theo Trí Thức Trẻ 01:19 23/10/2019

Malice - Tuyển thủ LMHT nước ngoài đầu tiên ở Hàn Quốc vừa cáo buộc đội tuyển bbq Olivers bóc lột và đối xử tàn tệ với tuyển thủ trên Twitter cá nhân.

Đội tuyển LMHT của Hàn Quốc, bbq Olivers từng thu hút nhiều sự quan tâm hồi cuối năm 2018 khi bổ nhiệm bình luận viên phương Tây Nick "LS" De Cesare vào vị trí huấn luyện viên. Đây cũng là lần đầu tiên mà người phương Tây có vinh dự huấn luyện cho những tuyển thủ Hàn Quốc.

LS sau đó tiếp tục tạo nên cơn sốt ở Hàn Quốc khi đem về tuyển thủ phương Tây đầu tiên ở LCK là người đi rừng Sebastian "Malice" Edholm. Đáng buồn thay, tại Hàn Quốc, Malice không để lại nhiều dấu ấn trong game mà nổi tiếng vì hành vi toxic trên rank.

Bùng nổ bê bối, thêm tuyển thủ nước ngoài tố đội tuyển LMHT Hàn Quốc ép ký hợp đồng nô lệ - Ảnh 1.

Malice là tuyển thủ phương Tây đầu tiên thi đấu ở LCK và nổi tiếng vì hành vi toxic trên rank. Ảnh: Inven.

Đặc biệt, cộng đồng mạng và fan LMHT Hàn Quốc lên án, tẩy chay Malice vì anh chửi cả những tượng đài Liên Minh Huyền Thoại xứ kim chi như Faker hay Bang. Vào ngày 19/5, LS bất ngờ rời khỏi đội trong sự bí ẩn.

Sự thật chỉ được hé lộ khi chính Malice đã đăng tải bức tâm thư tố cáo đội tuyển của mình về những hành vi bóc lột và đối xử tàn tệ với tuyển thủ.

Bùng nổ bê bối, thêm tuyển thủ nước ngoài tố đội tuyển LMHT Hàn Quốc ép ký hợp đồng nô lệ - Ảnh 2.

Đoạn trích bức tâm thư của Malice đăng tải trên Twitter. Ảnh: Twitter nhân vật.

Theo tâm thư, Malice cáo buộc đội tuyển bbq Olivers đã không thực hiện việc trả lương cho tuyển thủ và không cung cấp đầy đủ thiết bị cùng môi trường tập luyện cần thiết. Thêm vào đó, phía ban quản lý còn có những hành động ngược đãi đối với các tuyển thủ trong đội.

Malice cho rằng môi trường tại gaming house tệ đến mức khiến nhiều tuyển thủ phải trốn khỏi đó vì sợ phải chứng kiến những cơn stress và áp bức từ quản lý. Khi LS bị quản lý đuổi việc, cả đội bắt đầu tỏ ra mất phương hướng. Nhiều tuyển thủ và thành phần ban huấn luyện sau đó cũng quyết định đi theo LS với hy vọng thành lập một tổ chức khác và bắt đầu từ giải Challenger (giải hạng 2).

Một số người khác chọn cách ở lại với huấn luyện viên trưởng cũ của họ. Thậm chí, vị HLV này còn phải trả tiền túi của mình để các thành viên tập luyện dù vẫn thuộc sự quản lý của BBQ.

Bùng nổ bê bối, thêm tuyển thủ nước ngoài tố đội tuyển LMHT Hàn Quốc ép ký hợp đồng nô lệ - Ảnh 3.

LS, HLV người nước ngoài đầu tiên của LMHT Hàn Quốc. Ảnh: Inven.

Về phần Malice, anh chàng cáo buộc cả đội đã truy cập máy tính cá nhân của mình và lấy cả hộ chiếu. Điều này khiến Malice bị mất đi những quyền lợi khi sống tại Hàn Quốc và không được trả lương trong nhiều tháng sau đó. Malice sau đó quyết định rời khỏi gaming house vì cảm thấy anh không còn được chào đón.

Hàn Quốc được coi là quê hương của eSport với cơ sở hạ tầng và truyền thống lâu đời. Đáng buồn thay, ở cấp độ dưới LCK, các vấn đề như thế này vẫn tồn tại mặc dù ở Hàn Quốc có hẳn một tổ chức chuyên quản lý như các đội tuyển là Hiệp hội thể thao điện tử Hàn Quốc (KeSPA).

Không chỉ tại Hàn Quốc, những vấn đề tương tự là câu chuyện muôn thuở ở các tổ chức eSport cấp thấp. Hồi năm 2017, tổ chức esport Tainted Minds của Úc đã bị Riot phạt 7.000 AUD vì hành vi tương tự.

MEGA Esports - đội tuyển LMHT số 1 khu vực máy chủ Đông Nam Á bị tố vẫn còn nợ 2 tuyển thủ Việt một tháng lương từ tháng 11/2018 và hiện tại chưa có dấu hiệu cho thấy họ có ý định thanh toán.

Ở Việt Nam, đội Cherry Esports từng bị tố ăn chặn tiền thưởng của các game thủ đội tuyển này. Con số được dự kiến lên tới hơn 40 triệu đồng, số tiền không hề nhỏ với những game thủ trẻ tuổi.

Bùng nổ bê bối, thêm tuyển thủ nước ngoài tố đội tuyển LMHT Hàn Quốc ép ký hợp đồng nô lệ - Ảnh 5.