Bức ảnh bác sĩ đứng ngoài cổng nhìn con rồi qua đời vì Covid-19: Lấy nước mắt dân mạng nhưng hóa ra lại là "fake news"

L.T, Theo Nhịp sống việt 13:03 25/03/2020

Bức ảnh và câu chuyện đầy xúc động đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, không chỉ ở Indonesia mà còn ở quốc gia khác với hàng chục ngàn lượt thích, chia sẻ.

Theo tờ Jakarta Globe, ngày 22/3, Hiệp hội bác sĩ Indonesia (IDI) đã xác nhận rằng 6 bác sĩ của họ đã tử vong vì Covid-19 trong bối cảnh đáng lo ngại là tỷ lệ tử vong ở nước này đang ở mức đáng báo động. Chính phủ Indonesia cùng ngày cũng xác nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 ở quốc gia này đã tăng từ 64 đến 514. Thêm 10 bệnh nhân đã tử vong vào hôm 22/3, nâng tổng số người tử vong lên 48. Chỉ có 29 bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và được xuất viện.

Sáu bác sĩ được xác định là Hadio Ali ở Nam Jakarta; Laurentius P. ở Đông Jakarta; Djoko Judodjoko ở Bogor, Tây Java; Adi Mirsaputra ở Bekasi, Tây Java; Ucok Martin ở Medan, Bắc Sumatra và Toni Daniel Silitonga ở Bandung, Tây Java.

Bức ảnh bác sĩ đứng ngoài cổng nhìn con rồi qua đời vì Covid-19: Lấy nước mắt dân mạng nhưng hóa ra lại là fake news - Ảnh 1.

Ngày 22/3, Hiệp hội bác sĩ Indonesia (IDI) đã xác nhận rằng 6 bác sĩ của họ đã tử vong vì Covid-19.

Ngày 22/3, Hiệp hội bác sĩ Indonesia (IDI) đã xác nhận rằng 6 bác sĩ của họ đã tử vong vì Covid-19.

IDI cho biết các bác sĩ này đều bị nhiễm bệnh trong quá trình điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

"Chính phủ vô cùng đau buồn khi thông báo rằng một số nhân viên y tế đã trở thành nạn nhân của dịch Covid-19. Chúng tôi vô cùng thương tiếc về sự ra đi của họ. Chúng tôi rất trân trọng sự cống hiến và đóng góp của họ cho đất nước", ông Ach Achmad Yurianto, phát ngôn viên của chính phủ Indonesia, cho biết trong một cuộc họp qua video hàng ngày ở Jakarta. Người dân Indonesia cũng vô cùng đau lòng trước sự ra đi của những vị bác sĩ ở tuyến đầu trong "trận chiến" với Covid-19, họ đã hy sinh cả tính mạng mình vì sức khỏe của người dân.

Lợi dụng điều đó, một số cá nhân đã đăng tải hình ảnh và thông tin không chính xác về một trong 6 bác sĩ đã qua đời - Hadio Ali - lên mạng xã hội với mục đích cá nhân.

Bức ảnh kèm một câu chuyện cảm động đã thu hút sự chú ý của cư dân mạng.

Bức ảnh bác sĩ đứng ngoài cổng nhìn con rồi qua đời vì Covid-19: Lấy nước mắt dân mạng nhưng hóa ra lại là fake news - Ảnh 2.

Bức ảnh cho thấy một người đàn ông đứng trước hàng rào cổng và chỉ được nhìn 2 đứa con của mình từ xa với chú thích khoảnh khắc cuối cùng của bác sĩ Hadio Ali Khazatsin, người đã chết vì COVID-19. Bức ảnh về cuộc gặp gỡ cuối cùng của Hadio với hai đứa con nhỏ và người vợ đang mang thai khiến nhiều người "rơi nước mắt" bởi anh không được vào ôm vợ con mà chỉ được đứng từ xa, đeo khẩu trang vì sợ lây truyền bệnh.

Bức ảnh và câu chuyện đầy xúc động đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội, không chỉ ở Indonesia mà còn ở quốc gia khác với hàng chục ngàn lượt thích, chia sẻ.

Tuy nhiên, trang tin tức Suara (Indonesia) đã đăng tải bài đính chính rằng bức ảnh và câu chuyện không phản ánh đúng sự thật.

Chủ nhân của bức ảnh là anh Ahmad Effendy Zailanudin.

Bức ảnh bác sĩ đứng ngoài cổng nhìn con rồi qua đời vì Covid-19: Lấy nước mắt dân mạng nhưng hóa ra lại là fake news - Ảnh 3.

Chủ nhân của bức ảnh là anh Ahmad Effendy Zailanudin.

Người đàn ông trong bức ảnh thực sự là một bác sĩ, nhưng ở Malaysia. Chủ nhân của bức ảnh là anh Ahmad Effendy Zailanudin. Anh Ahmad Effendy cho biết anh đã đăng lên bức ảnh lên trang Facebook cá nhân vào ngày 21 tháng 3 lúc 20h34' (theo giờ Malaysia). Trong bài đăng của mình, Ahmad Effendy đã viết rằng người đàn ông trong bức ảnh là anh họ của anh. Anh ấy là bác sĩ và có liên quan đến việc xử lý đại dịch COVID-19 ở Malaysia.

Ahmad Effendy cũng nhấn mạnh rằng người đàn ông trong bức ảnh không phải là Hadio, mà là anh họ của anh ta. Anh không hề biết bức ảnh sẽ lan truyền ở Indonesia với một câu chuyện sai sự thật. Hiện tại, theo Ahmad Effendy, anh họ của anh có sức khỏe tốt, không bị nhiễm COVID-19 và vẫn đang làm bác sĩ.

"Tôi xác nhận rằng bức ảnh là của anh họ tôi. Nhưng anh ấy không phải là bác sĩ Hadio, người đã tử vong. Tôi mong mọi người hãy kiểm chứng thông tin trước khi chia sẻ bất cứ điều gì", Ahmad Effendy nói.

(Nguồn: Suara.com, Jakarta Globe)

Bức ảnh bác sĩ đứng ngoài cổng nhìn con rồi qua đời vì Covid-19: Lấy nước mắt dân mạng nhưng hóa ra lại là fake news - Ảnh 4.