Bom tấn cổ trang The Red Sleeve hết chưa lâu đã bị netizen Trung tố đạo nhái, thực hư ra sao?

Lệ, Theo Trí Thức Trẻ 08:40 10/01/2022

Dân mạng xứ Trung chỉ ra một số điểm "lồng ghép văn hoá của Trung Quốc" trong bộ phim The Red Sleeve.

The Red Sleeve có thể đánh giá là hiện tượng hiếm có của dòng phim cổ trang Hàn Quốc mấy năm gần đây. Không đao to búa lớn, không có dàn diễn viên đình đám lại khai thác đề tài không mới (tình yêu giữa người trong hoàng tộc với cung nữ) nhưng phim lại đạt được những thành tích đáng nể, vực dậy đài MBC sau nhiều năm kém tiếng. Với danh tiếng của mình, dễ hiểu khi The Red Sleeve nhanh chóng trở nên nổi tiếng ở cả thị trường Trung Quốc, đạt tới 8,4 điểm trên trang Douban xứ Trung. Dù vậy, bên cạnh những bình luận tích cực về nội dung phim, khán giả Trung mới đây còn mạnh miệng tố cáo The Red Sleeve là một sản phẩm với không ít những chi tiết đạo nhái văn hóa Trung Hoa.

Bom tấn cổ trang The Red Sleeve hết chưa lâu đã bị netizen Trung tố đạo nhái, thực hư ra sao? - Ảnh 1.
Bom tấn cổ trang The Red Sleeve hết chưa lâu đã bị netizen Trung tố đạo nhái, thực hư ra sao? - Ảnh 2.

Cụ thể nhiều khán giả Trung chỉ ra rằng bối cảnh cung điện ở The Red Sleeve giống hệt với kiến trúc các công trình Phúc Kiến Thổ Lâu của Trung Quốc (kiến trúc thổ lâu còn được gọi là kiến trúc Hakka là những ngôi nhà thường có hình khối tròn, hình vuông, oval, bao kín một khoảng sân ở giữa). Thậm chí Cnet còn cho rằng cảnh nam nữ chính thổ lộ tình cảm với nhau cũng dùng Kinh Thi của Khổng Tử.

Bom tấn cổ trang The Red Sleeve hết chưa lâu đã bị netizen Trung tố đạo nhái, thực hư ra sao? - Ảnh 3.

Kiến trúc trong phim được cho là đạo nhái Trung Quốc

Bom tấn cổ trang The Red Sleeve hết chưa lâu đã bị netizen Trung tố đạo nhái, thực hư ra sao? - Ảnh 4.

Phúc Kiến Thổ Lâu

Khán giả Việt không đồng tình với ý kiến này. Nhiều người cho rằng trong phim, Hàn Quốc không hề nhận đây là kiểu kiến trúc hay Kinh Thi của mình nên không thể cho là "ăn cắp, đạo nhái".

Bình luận của khán giả:

- Wow giống Trung Quốc quá, phải cày lại cho bớt thấy giống thôi

- Rồi tố có thấy mắc cười không? Thôi cái kiến trúc thì để đợi người ta cãi, chứ cái dùng Kinh Thi đúng xàm luôn ấy. Hàn vẫn có phim cổ trang nổi còn cổ trang nước mình xàm không chịu được nên bắt bẻ nhảm nhí hả?

- Không chỉ phim này mà đợt trước Hong Chun Gi cũng bị netizen Trung tố đạo mặc Hanbok của bên họ, ủa???

- Nhưng đúng là nó giống Phúc Kiến Thổ Lâu đặc trưng của Trung Quốc thật, còn cái thoại phim thì đến chịu

- Netizen Trung cứ gay gắt việc này thế nhỉ? Trong phim có khẳng định rằng "Kinh Thi" là của Hàn không? Hay "Phúc Kiến Thổ Lâu" là của Hàn không? Chẳng phải Trung Quốc cũng hay đi đưa văn hóa của các nước khác vào trong phim mà, thay vì lên tiếng 1 cách gay gắt thì có thể ăn nói nhắc nhở nhẹ nhàng được không?

Nguồn: K Love