Xì dầu (hay nước tương) là loại gia vị phổ biến trong các món ăn truyền thống của Việt Nam. Với hương vị đậm đà, nó thường được dùng để nêm nếm các món xào, thậm chí là gia vị trên bàn ăn.
Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng xì dầu nếu sử dụng sai cách có thể ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà nhiều gia đình đang mắc phải khi sử dụng xì dầu.
Một trong những sai lầm thường gặp là lạm dụng xì dầu để chấm tất cả các món ăn. Theo Boldsky, xì dầu chứa hàm lượng muối cao, vì thế, nếu sử dụng quá mức có thể gây ra các bệnh như cao huyết áp, bệnh tim, và bệnh gan.
Xì dầu cũng chứa isoflavones từ đậu nành - một hợp chất nếu tiêu thụ quá mức có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý, cản trở quá trình sản xuất estrogen, làm thay đổi nội tiết tố của cơ thể, cả ở nam và nữ.
Ngoài ra, xì dầu còn có một số thành phần như oxalate, phytoestrogen, mononatri glutamat có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thận và hệ thần kinh nếu tiêu thụ quá nhiều. Theo bà Caroline Susie, chuyên gia dinh dưỡng của Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng (Mỹ), "mỗi thìa cà phê xì dầu có thể chứa tới 40% lượng natri khuyến nghị hàng ngày". Nếu sử dụng quá nhiều xì dầu trong thời gian dài, bạn có thể đối mặt với nguy cơ tăng acid uric, tăng huyết áp, và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ.
Xì dầu rất dễ hỏng nếu không được bảo quản đúng cách, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt. Vào mùa xuân, khi thời tiết nồm, xì dầu dễ tiếp xúc với không khí và nhiễm vi khuẩn, dẫn đến biến chất. Khi xì dầu bị biến chất, nó có thể gây hại cho hệ tiêu hóa, đặc biệt nếu sử dụng lâu dài.
Theo tờ The Paper, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần bảo quản xì dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát, luôn đậy kín nắp sau khi sử dụng. Đặc biệt, không dùng xì dầu đã hết hạn hoặc có dấu hiệu biến chất như mùi vị khác lạ hay bị vẩn đục.
Theo bác sĩ Ling Weijun, Phó trưởng khoa Da liễu của Bệnh viện 421 Quân Giải phóng Nhân dân (Trung Quốc), có nhiều tin đồn lan truyền rằng ăn xì dầu sẽ khiến da bị đen hơn, gây sạm da. Tuy nhiên, bác sĩ khẳng định các sắc tố trong xì dầu không truyền trực tiếp lên da và không có tác động đến quá trình tổng hợp tế bào hắc tố (melanin), yếu tố gây ảnh hưởng đến màu sắc của da.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý đó là khi cơ thể có vết thương hở thì không nên ăn xì dầu vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành sẹo.
Xì dầu có khả năng làm tăng kích thước sẹo và khiến sẹo trở nên thâm, tối màu hơn. Vì vậy, trong thời gian da đang phục hồi, nhất là khi có vết thương hở, việc tránh ăn xì dầu có thể giúp giảm nguy cơ để lại vết sẹo thâm đáng chú ý.
- Tránh mua xì dầu giá rẻ không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể không đạt tiêu chuẩn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Lắc chai: Xì dầu chất lượng khi lắc sẽ tạo ra bọt nhỏ, đều và không dễ tan. Điều này có liên quan đến hàm lượng axit amin trong sản phẩm.
Xì dầu rất dễ bị biến chất khi bảo quản sai cách, nhất là trong môi trường nồm ẩm. Để tránh vi khuẩn tấn công và làm hỏng xì dầu, hãy luôn đóng nắp kỹ sau khi sử dụng, bảo quản xì dầu ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Đối với những người mắc các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận, phù nề khi mang thai, hoặc suy tim, việc tiêu thụ quá nhiều natri trong xì dầu có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.