Keziah, 34 tuổi, giám đốc marketing tại một công ty mới thành lập chia sẻ rằng cách để cô ấy tiết kiệm chính là biết nhược điểm của bản thân trong chi tiêu. Cô là một người yêu mua sắm, đặc biệt thích những bộ quần áo mới. Lướt mạng xã hội hay trang thương mại điện tử để ngắm nhìn những mẫu thiết kế hay các bộ quần áo mới, bỏ chúng vào giỏ hàng và thanh toán là cách để cô thư giãn.
Song, điều này được cho là thói quen "đắt tiền" khi nó đang ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính cá nhân, thỉnh thoảng khiến Keziah nợ tín dụng và thanh toán hoá đơn trễ hạn. Ngay cả khi cố gắng lập ngân sách, cô cũng gặp khó khăn trong việc bám sát nó, đặc biệt là trong những ngày Keziah mua sắm nhằm giảm sự căng thẳng do công việc gây ra.
Cuối cùng, cô đã tải xuống 1 ứng dụng chặn trình duyệt ngăn cô truy cập vào các cửa hàng trực tuyến yêu thích của bản thân. Bây giờ, nếu thật sự muốn mua một sản phẩm nào đó, Keziah bắt buộc phải trực tiếp đến các cửa hàng. "Tôi biết điều đó nghe có vẻ tốn thời gian. Nhưng trên thực tế, điều đó khá hiệu quả vì tôi sẽ phân vân xem món đồ này có thật sự cần đến mức phải mất thời gian để ra cửa hàng mua nó hay không. Bên cạnh đó, tôi cũng bỏ đi thói quen dành hàng giờ để xem các cửa hàng trực tuyến với kết quả cuối cùng là chi hàng nghìn đô la để mua đồ".
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Rose, 32 tuổi, khi còn là một sinh viên đã mắc 1 đống nợ thẻ tín dụng, tổng cộng là 40.000 đôla. Bây giờ, trả hết là ưu tiên hàng đầu của cô ấy. "Hiện tại, điều quan trọng hơn là dồn tiền cho việc nghỉ hưu". Nếu không trả nợ, lãi suất của nợ tiêu dùng có thể khiến cho cô ấy phải trả phần lãi lớn hơn và mất đi cơ hội tăng số tiền cho khoản nghỉ hưu nhờ lãi kép.
Trong 2 năm qua, cô gần như đã giảm 1 nửa số nợ của mình bằng cách chi tiêu có kiểm soát hơn và tăng số tiền trả nợ hàng tháng. Cô cũng hạn chế sử dụng thẻ tín dụng và thanh toán hoàn toàn bằng thẻ ghi nợ để tránh trường hợp thanh toán chậm thẻ tín dụng hàng tháng rồi phải trả thêm một khoản lãi không hề nhỏ.
Bên cạnh đó, cô cũng thường xuyên dọn dẹp tủ quần của mình, mang những món đồ không dùng nữa bán lại ở cửa hiệu đồ cũ hoặc cho đi ở những trạm từ thiện. "Cho đi giúp tôi nhận ra mình đã sở hữu rất nhiều món đồ và giảm mong muốn mua sắm".
Cô ấy cũng nhờ bạn bè và gia đình ngăn cản bản thân mỗi khi mua những thứ không cần. "Nếu có dịch vụ hay sản phẩm nào tôi thật sự muốn, tôi sẽ đặt ra 1 khoảng thời gian chờ đợi nghiêm ngặt - thường ít nhất là 1 tuần hoặc 1 tháng - và tôi sẽ nói với mọi người về điều đó", Rose chia sẻ. Nếu đến hạn chót và vẫn đang suy nghĩ về món đồ đó, cô ấy sẽ cho phép mình mua nó.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Vài năm trước, Amy (36 tuổi) đi khám sức khỏe và gặp bác sĩ dinh dưỡng. Để cải thiện sức khỏe, bác sĩ đã đề nghị cô nên bắt đầu nấu ăn ở nhà - vô tình điều này đã giúp Amy tiết kiệm được rất nhiều tiền.
"Bây giờ, chi phí sinh hoạt của tôi tương đối thấp vì tôi hầu như tự làm tất cả các bữa ăn của mình. Tôi không nhận ra điều này vào thời điểm bắt đầu, nhưng mua bữa sáng, bữa trưa và bữa tối tốn khoảng 40 đôla mỗi ngày - hoặc hơn, nếu tôi có buổi tụ tập sau giờ làm việc".
Thay vào đó, cô bắt đầu nấu ăn và giảm chi phí đáng kể. Amy đã tích lũy được khoảng 50.000 đô la trong tài khoản tiết kiệm và cũng đầu tư với 1 danh mục chắc chắn. Từ khi bắt đầu tự nấu ăn, Amy cảm thấy bản thân đang kiểm soát được chi tiêu hàng ngày. Cô cảm thấy rất vui vì đã duy trì lối sống này gần 2 năm. Amy tin rằng dù có những vấn đề trong công việc, khiến thu nhập của cô bị ảnh hưởng, chất lượng cuộc sống của cô chắc hẳn vẫn ổn. Bởi vì, cô đang kiểm soát ngân sách của mình khá tốt và có mức sống phù hợp.
Ảnh minh hoạ - Pinterest
Jennifer (31 tuổi) luôn được bố mẹ và thầy cô dạy rằng không tiêu tiền vào những sản phẩm không cần thiết đồng thời phải có thu nhập đủ để không phải lo lắng về tài chính. Châm ngôn của cô là luôn ưu tiết kiệm. Cô đã thiết lập tính năng tự động mỗi khi nhận tiền lương, một phần tiết kiệm sẽ được chuyển vào tài khoản riêng biệt. "Để khoản tiền đó khuất tầm nhìn sẽ giúp tôi không nghĩ đến nó nữa, dễ dàng tiết kiệm hơn rất nhiều".
Jennifer cũng có cách sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan. Cô sử dụng 1 thẻ để chi tiêu, vì vậy dễ dàng hơn trong câu chuyện theo dõi chính xác bản thân đã sử dụng tiền ra sao hàng tháng. Bên cạnh đó, thẻ tín dụng cũng có chế độ tích điểm. Sau khi tích lũy càng nhiều điểm, Jennifer thường sử dụng các mã giảm giá cho những chuyến đi du lịch.