Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch

Mộc Miên, Theo Tổ Quốc 14:09 01/04/2020
Chia sẻ

Trong thời gian ở nhà tránh dịch, nấu ăn được coi như một thú vui của nhiều người. Để có một món ăn ngon, việc sơ chế thực phẩm là rất quan trọng. Tuy nhiên, rất nhiều người vì muốn nhanh chóng mà đều bỏ qua bước này, đây là một sai lầm lớn.

Thời gian ở nhà tránh dịch đôi khi lại không phải là thời gian quá nhàm chán đối với nhiều người nếu họ biết sử dụng chúng vào những mục đích hợp lý. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chẳng có mấy thời gian để nấu những bữa cơm gia đình đầy đủ và thịnh soạn. Bởi vậy, đây có thể là cơ hội tốt để mà trổ tài nấu nướng cho cả nhà những món ăn ngon.

Muốn có một món ăn ngon, nhất định chúng ta cần phải sơ chế nguyên liệu thật đúng cách và hợp lý để giữ được hương vị cũng như chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Dưới đây là một số tips nhỏ để bạn tham khảo để có thể chế biến thực phẩm tốt hơn, làm nên những món ăn ngon hơn cho cả gia đình trong thời gian ở nhà tránh dịch.

Các thực phẩm có hàm lượng axit oxalic cao như rau cải thìa, rau sam, rau dền, măng tươi, mướp đắng, rau mùi..

Axit oxalic không chỉ liên kết với canxi trong ruột để tạo thành kết tủa ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi mà sau khi được hấp thụ, chất này cũng dễ dàng tạo thành sỏi trong niệu đạo và canxi.

Trần qua nước sôi có thể loại bỏ một lượng axit oxalic. Các nghiên cứu đã phát hiện, trần qua nước, lượng axit oxalic giảm khoảng 30%-87%. Do vậy, trước khi nấu các loại rau xanh lá, đặc biệt là những loại có hàm lượng axit oxalic cao thì nên trần qua nước sôi ở 100 độ C trong khoảng 5-10 giây. 

Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 1.

Nếu thời gian để quá lâu sẽ làm hàm lượng vitamin B và C bị mất đi nhiều hơn. Không nên dùng nước sôi ở khoảng 60-82.2 độ C để trần, vì như vậy sẽ làm mất chất diệp lục nghiêm trọng, màu sắc rau sẽ trở nên tối hơn và tăng quá trình oxy hóa vitamin C.

Sau khi vớt ra khỏi nước sôi thì nên lập tức chế biến. Nếu tạm thời chưa thể nấu ngay thì nên trần qua nước lạnh hoặc tách ra bảo quản kín trong tủ lạnh.

Các loại rau dễ sản sinh ra nitrit: rau lá xanh, ví dụ như cần tây

Hàm lượng nitrit trong rau tươi mới hái rất nhỏ, nhưng nếu sau 3 ngày ở nhiệt độ phòng hoặc 5 ngày trong tủ lạnh thì hàm lượng nitrit sẽ tăng cao.

Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 2.

Nitrit có thể kết hợp với chất chuyển hoá trung gian của protein để tạo thành nitrosamine, một chất gây ung thư. Ăn trong thời gian dài với lượng rất nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, vì vậy mọi người sau khi hái rau nên ăn ngay.

Vì nitrit hoà tan trong nước, trần qua nước sôi có thể loại bỏ khoảng 70% nitrit có trong rau. Do vậy, mọi người nên trần qua nước sôi khoảng 5-10 giây trước khi đưa vào chế biến.

Các loại rau có chứa độc tố tự nhiên: đậu cô ve, đỗ dài, hoa kim châm tươi, đậu tây…

Đậu tây, đậu cô ve có hàm lượng saponin và phytohemagglutinin cao, nếu không được nấu chín sẽ gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như buồn nôn, nôn, tê liệt chân tay… Do vậy, nên loại bỏ hai đầu và tước hai bên của đậu, rửa sạch sẽ và ngâm trong nước khoảng 5 phút, sau đó trần qua nước sôi khoảng 5 phút để làm mất màu xanh ban đầu của đậu.

Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 3.

Ngoài ra, trong hoa kim châm tươi có thành phần colchicine rất dễ gây ngộ độc, nên dùng nước trần khoảng 5 phút trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.

Các loại rau không dễ rửa như súp lơ, bắp cải…

Các loại rau này không dễ rửa, cũng không thể gọt vỏ, do vậy dùng nước sôi trần qua sẽ dễ loại bỏ tàn dư của thuốc trừ sâu. Nên trần qua nước sôi khoảng 1-2 phút trước khi nấu, không nên quá lâu để tránh làm hỏng các chất dinh dưỡng trong đó.

Các loại thịt

Các loại thịt khác nhau sẽ có phương pháp khác nhau.

Cá, tôm nên ngâm qua nước khoảng 1-2 phút sau đó vớt ra, sau đó ướp với muối và rượu làm gia vị. Như vậy không những loại bỏ bớt mùi tanh mà còn giữ cho cá và tôm tươi mềm, giúp cá không bị nát khi nấu.

Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 4.

Sườn, thịt bò, thịt lợn, thịt gà… nên luộc qua một nước, gạt đi hết bọt sau đó vớt ra. Không nên dùng nước nóng để luộc vì như vậy sẽ làm protein ở thịt bị biến chất và đông lại, dùng nấu ăn sẽ không thể chuẩn vị mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Đậu phụ

Rất nhiều người thích ăn đậu phụ, nhưng không biết cách để làm mất mùi của đậu bằng nước. Cho đậu vào nước lạnh sau đó đun lửa nhỏ đến khi nước sôi, đậu nổi lên bề mặt nước thì vớt ra. Nước sôi cũng giúp đậu không bị mềm quá, tránh vỡ khi chế biến ở công đoạn tiếp theo.

Nguồn: QQ, Eat This, Healthline

Diễn biến dịch COVID-19 tại Việt Nam đang ngày càng phức tạp, và trong thời gian tới đây, đất nước chúng ta sẽ bước vào giai đoạn thử thách thật sự. Thông điệp mà Chính phủ, Bộ Y Tế và các cơ quan chính quyền địa phương đưa ra, đó là: Người dân nếu không có nhiệm vụ gì, nếu thực sự không cần thiết thì nên ở nhà vì nguy cơ lây nhiễm chéo trong cộng đồng đang rất cao.

Đứng yên thời điểm này - với tất cả chúng ta, đó là ở nhà. Tôi ở nhà! Tôi thực hiện nghiêm túc cách ly xã hội. Vì ở nhà lúc này là tự bảo vệ bản thân mình, bảo vệ người thân, giúp giảm nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng, và bớt đi gánh nặng trên vai Tổ quốc.

Các y bác sĩ trên toàn thế giới đang lan truyền thông điệp "Chúng tôi đi làm vì bạn, xin hãy ở nhà vì chúng tôi". Là một công dân có ý thức, đặt sự an toàn sức khoẻ lên hàng đầu, hãy cùng nhau lan toả lời kêu gọi #toionha để nhanh chóng đẩy lùi #CôVyĐiĐi các bạn nhé!

Bí quyết sơ chế thực phẩm vừa có lợi cho sức khoẻ và nấu ngon cho cả nhà trong thời gian ở nhà tránh dịch - Ảnh 6.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày