Chắc bạn đã nghe qua về cuốn sách "7 thói quen để thành đạt" hay bạn đọc hành trăm thứ trên mạng đến nỗi bạn phát ngán về thói quen thành đạt mà bạn chẳng thể áp dụng được cái nào hoặc áp dụng cũng chẳng đi tới đâu.
"Đó là một người thành đạt. Mình sẽ học hỏi người đó." Nhiều người hạ quyết tâm và bắt chước theo những người "đã" thành công. Nhưng nghĩ như vậy thì không đúng. Chính xác hơn là bắt chước những người đó trước khi họ thành công. Khi bắt chước lúc trước đột phá thay vì sau đột phá, bạn cũng có thể tạo ra những đột phá cho riêng mình.
"Giám đốc Masayoshi Son thật tài giỏi. Phải bắt chước ông ấy." Nói thế không có nghĩa là bạn bắt chước ông ấy ở thời điểm hiện tại. Việc "bắt chước ông ấy ủng hộ 1 tỷ yên" chắc chắn là không thể rồi.
Thuở ban đầu khởi nghiệp, lúc đi chất thùng cam, ông đã nói trước mặt 2 người cùng làm thêm rằng:"Tôi sẽ kinh doanh thêm 1 nghìn tỷ, 2 nghìn tỷ dễ dàng như đếm đậu phụ vậy." Hai người đồng nghiệp khi đó đã nghĩ ông là một người kỳ lạ và quyết định nghỉ việc. Đây mới chính là thời điểm là điều mà bạn nên bắt chước. Gây ngạc nhiên trước mặt mọi người khi thét lên "Tôi sẽ thành công lớn", khiến họ chán ghét và xa lánh bạn, những trải nghiệm như thế mới giúp bạn thành công trong tương lai.
Dậy sớm: Có thể bạn thuộc kiểu cú đêm và dậy muộn, sao phải bắt chước họ. Nhưng khi thành công rồi thì nó lại là đúng vì bạn có quá nhiều thứ phải làm không dậy sớm thì còn cách nào khác.
Hãy chơi thể thao: Đâu nhất thiết phải chơi thể thao, có thể bạn giỏi chơi nhạc. Rồi khi bạn thành công, bạn làm việc kiệt sức, chơi thể thao lại là thói quen nên có để duy trì năng lượng.
Tạo mối quan hệ: Theo tôi được biết thì dễ nhất vẫn là tạo mối quan hệ ngang hàng và có lợi ích đôi bên, chứ bạn không có gì trong tay chả ai muốn quan hệ với bạn đâu. Riêng mối quan hệ thấp với cao thì càng khó nữa, phải học cách cúi đầu mới qua ải. Nhưng nếu bạn thành công, có nhiều tiền trong tay rồi thì tạo mối quan hệ lại dễ hơn nhiều.
Siêng năng: Tôi biết rất nhiều người lười biếng họ vẫn thành công và rất sáng tạo, sao phải bắt chước siêng năng. Thật ra khi thành công rồi, bạn không muốn siêng năng cũng không được, công việc tới tấp, bạn muốn trốn cũng chẳng được.
Đừng trì hoãn: Có những việc trì hoãn lại có lợi đó, hãy học cách tận dụng nó.
Đọc sách: Có nhiều người ghét đọc sách lắm, nhưng lại thích nghe kể chuyện, xem youtube hay đọc báo. Nhưng khi thành công rồi thì khác, đọc sách lại giúp bạn có kiến thức, ý tưởng sâu sắc để tốt cho giao tiếp khi tạo mối quan hệ chẳng hạn.
Cân bằng: Ôi, trong quá trình bạn khởi nghiệp có khi bạn còn chẳng có thời gian yêu nữa đó. Đã thành công, bạn là sếp thì "cân bằng" là cụm từ bắt đầu khả thi hơn.
Tôi chắc chắn sẽ còn nhiều lời khuyên hay ho nữa bạn đã được nghe qua, đọc qua, và rồi bạn dường như đứng giữa quá nhiều các lựa chọn mà bạn chẳng biết cái nào nên làm, cái nào tốt cho bản thân mình.
Hãy bắt chước một vài thói quen quan trọng mấu chốt của họ trước khi thành công, đừng bắt chước quá nhiều vì khi thành công rồi những thói quen kia bạn có thể bắt chước dễ thôi, và bạn có thể đi rao giảng lại cho người khác về thói quen của người thành công.
Lập kế hoạch: Nếu bạn không dành ra một vài phút để vạch ra hướng đi của một ngày, làm thế nào để bạn biết được mình đang đi đúng đường và hướng tới đích? Hãy bỏ ra 10 phút ngày đầu tiên trong ngày để hình dung mục tiêu cuộc sống của bạn trong ngày, xem xét phân bổ những vào thời gian biểu kèm theo đó là những khoảng nghỉ cần thiết. Nó sẽ khiến một ngày của bạn dễ quản lý và ít căng thẳng hơn.
Tập trung: Người muốn thành công phải luôn biết nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là gì và tập trung làm nó trong vòng một hoặc hai tiếng mỗi ngày. Nhiệm vụ nào sẽ tác động nhiều nhất đến mục tiêu ban đặt ra? Thành tựu nào sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc? Bạn nên dành mỗi buổi sáng để suy nghĩ về những câu hỏi đó.
Nâng cao kỹ năng: Để thành công, cách duy nhất là khiến bản thân giỏi hơn trong lĩnh vực của mình. Điều gì có thể đưa bạn tới đỉnh cao sự nghiệp trong vòng một vài năm tới? Hãy tập trung vào nó, tức là theo đuổi đến cùng cho tới khi chạm tay tới thành công.
Vượt qua thất bại và không bỏ cuộc: Người ta vẫn nói: "Thất bại là mẹ của thành công", nếu bạn thất bại ở đâu bạn đứng lên ở đấy. Bởi vì, cuộc đời chẳng bao giờ có ngõ cụt, trong công việc cũng vậy. Có chăng cái khác đó chính là cái cách mà bạn giải quyết thất bại đó như thế nào mà thôi. Bạn hãy đứng dậy và tìm ra hướng giải quyết; hãy bình tĩnh và sáng suốt để tìm ra phương án khắc phục tốt nhất cho sai lầm của bạn. Có vấp ngã, có đớn đau nhưng hãy biến vết đau đó thành sức mạnh cho những bước đi tiếp theo thì bạn sẽ thành công thôi.