Sử dụng thời gian hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công: Thử ngay quy tắc "Thời điểm vàng" để thấu hiểu điều này!

Nguyễn Linh, Theo Business Insider 22:46 20/11/2018

Có những khoảng thời gian mà bạn làm việc này thì tốt nhưng làm việc kia thì dở tệ. Thời gian cũng có quy luật riêng. Nếu biết rõ, công việc của bạn sẽ luôn đạt được hiệu quả cao nhất.

Chúng ta vẫn hay nói "Đúng giờ là trên hết" nhưng thường thì chẳng mấy ai làm được.

Thực sự thì đúng giờ có thể là chìa khóa của mọi sự thành công. Nhưng hầu hết chúng ta đều hiểu sai về "Đúng giờ". Thật may mắn, tác giả Dan Pink đã có nghiên cứu giúp chúng ta nhận ra sai lầm thông qua cuốn sách mới xuất bản của ông "Khi nào: Bí mật khoa học của thời điểm vàng".

Dan Pink sinh năm 1964, là tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Ông đã viết 5 cuốn sách về quản lý kinh doanh, đã bán được hơn 2 triệu bản trên toàn thế giới và được dịch ra 35 thứ tiếng khác nhau. Ông là giám khảo của chương trình the National Geographic Channel được phát sóng vào tháng 11 năm 2014.

5 cuốn sách của ông nằm trong mục bestseller của New York Times:

- Từ bản năng đến nghệ thuật bán hàng

- Động lực chèo lái hành vi

- Những cuộc phiêu lưu của Johnny Bunko: Hướng dẫn nghề nghiệp cuối cùng mà bạn sẽ cần

- Não phải cai trị tương lai

- Tương lai làm việc cho chính bạn

Nhiều bái báo khác về kinh doanh và công nghệ của ông cũng được đăng tải trên trang The New York Times , Harvard Business Review, Fast Company and Wired.

 Sử dụng thời gian hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công: Thử ngay quy tắc Thời điểm vàng để thấu hiểu điều này!  - Ảnh 1.

Tác giả Dan Pink.

Trở lại với cuốn: "Khi nào: Bí mật Khoa học của thời điểm vàng". Trong đó có chứa rất nhều thông tin tuyệt vời về thời điểm tốt nhất để làm mọi thứ, kể cả thời điểm tốt nhất cho việc kết hôn (mà có lẽ bạn thường mong muốn từ 25 đến 32 tuổi).

Theo tác giả: "Một người kết hôn ở độ tuổi 25 thì khả năng ly dị sẽ thấp hơn 11% so với những người kết hôn lúc 24 tuổi, theo phân tích của Đại học Xã hội Utah. Sau 32 tuổi mới kết hôn thì tính cả các lý do tôn giáo, giáo dục, vị trí địa lý và các yếu tố khác thì tỷ lệ ly hôn tăng thêm 5% mỗi tuổi trong ít nhất một thập kỷ tới".

Và nếu đã kết hôn rồi thì hãy cố gắng thật tử tế vào tháng Ba và tháng Tám vì đó là hai tháng có nhiều người nộp đơn ly dị nhất.

Trong trường hợp phải báo cho ai đó một tin tốt và một tin xấu thì hãy nói tin xấu trước tin tốt. Vì đa số đều mong muốn nghe thấy những mất mát, tiêu cực trước và kết thúc là những vui vẻ, tích cực.

Trong cuốn sách này, tác giả tập trung viết về cách làm thế nào để có một ngày hiệu quả hơn. Tất cả các khoảng thời gian trong ngày đều không như nhau, không phải do dài hay ngắn.

Hãy làm những việc cần suy nghĩ nhiều vào buổi sáng

 Sử dụng thời gian hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công: Thử ngay quy tắc Thời điểm vàng để thấu hiểu điều này!  - Ảnh 2.

Bất kể công việc nào yêu cầu phải dùng lý trí và phân tích thì bạn nên làm vào sáng sớm.

Ví dụ, một giám đốc doanh nghiệp muốn gặp gỡ các nhà đầu tư hay đưa ra các quyết định quản lý quan trọng thì nên làm vào buổi sáng.

Có thể bạn sẽ nghĩ: "Chắc sẽ chẳng làm sao nếu đầu giờ chiều làm những việc đó". Sai thật sự.

Vì buổi trưa, có thể bạn sẽ uống vài cốc bia trước khi vào giờ làm buổi chiều. Hiệu suất làm việc có thể giảm sút do việc có nồng độ cồn vượt quá mức quy định.

Chúng ta làm việc hiệu quả nhất là vào hai tiếng làm việc đầu tiên của buổi sáng. Không có nghĩa là ngay sau khi bạn thức dậy. Ví dụ nếu bạn dậy lúc 7 giờ thì thời gian hiệu quả nhất của bạn sẽ từ 8 giờ đến 10 giờ 30.

Hầu hết chúng ta đều lãng phí thời gian quý báu đó cho email và Facebook. Thật đáng tiếc. Buổi sáng thường là khi chúng ta muốn xử lý các nhiệm vụ quan trọng nhất.

Buổi sáng thật kỳ diệu. Nhưng nửa ngày còn lại liệu có phải thời gian tốt không?

Buổi chiều thường uể oải nhưng lại vô cùng sáng suốt

Một nghiên cứu chỉ ra rằng 2 giờ 55 chiều là thời điểm làm việc kém hiệu quả nhất trong ngày. Có lẽ chúng ta thường nghĩ đến những tác động tiêu cực của thời gian này đến một công việc cụ thể nào đó.

Ví dụ, có những người không bao giờ đi khám bác sĩ buổi chiều nữa khi có những bác sĩ gây mê thừa nhận sẽ gặp nhiều lỗi hơn gấp ba lần. Thật kinh sợ khi nghĩ việc bạn được tiêm thuốc gây mê và ngủ mãi không bao giờ dậy được nữa.

Nhiều nghiên cứu cho thấy buổi chiều làm cho chúng ta ngốc nghếch hơn và ít kiểm soát hành vi hơn.

Số các vụ tai nạn giao thông do ngủ gật vào ban đêm chiếm nhiều nhất thì không có gì ngạc nhiên vì khi đó các tài xế đã cạn kiệt năng lượng. Hãy đoán xem lý do thứ 2 là gì? Không phải giờ cao điểm hay đi làm buổi sáng khi mà nhiều xe tham gia giao thông nhất. Mà đó là thời điểm từ 2 giờ đến 4 giờ chiều.

Tuy nhiên, khi trải qua một buổi sáng nặng nhọc, não bộ khá mệt mỏi, chính là lúc sự sáng tạo được phát huy. Khi các nơ-ron thần kinh bị ức chế, chúng lại có khả năng cao nảy ra các ý tưởng mới.

Một số người đã gọi hiện tượng này là "Nghịch lý cảm hứng", tức là khả năng đột phá và sáng tạo sẽ phát huy tốt nhất khi chúng ta là ở trạng thái tệ nhất, ít nhất là theo nhịp sinh học.

Vậy nên bạn có thể muốn đưa ra kế hoạch mới vào buổi chiều và thực hiện vào sáng hôm sau.

Nhưng sẽ có những người khi đọc đến đây sẽ lắc đầu liên tục vì học cho rằng buổi sáng cũng chẳng giúp họ được gì nhiều. Phải mất 4 tiếng họ mới khởi động được não để làm việc.

Ở đây, tác giả không muốn nói đến những người lúc nào cũng thiếu ngủ mà là "Cú đêm". Thật ngạc nhiên, quan điểm của cú đêm cũng rất hợp lý.

Nếu là "Cú đêm", chỉ cần đảo ngược sáng và chiều

 Sử dụng thời gian hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công: Thử ngay quy tắc Thời điểm vàng để thấu hiểu điều này!  - Ảnh 3.

Nếu bạn đích thị là cú đêm, chỉ cần đảo ngược mọi trình tự thời gian đã nói ở trên, tức là sáng thành chiều và ngược lại.

Trình từ thời gian của chúng ta sẽ là sáng là đỉnh cao, chiều là thăng bằng và tối là hồi phục thì cú đêm lại ngược lại sáng là hồi phục, chiều là thăng bằng và tối là đỉnh cao.

Chắc chắn một điều rằng, cú đêm có tỷ lệ tai nạn xe hơi vào buổi sáng lúc đi làm nhiều hơn người bình thường. Mặc dù lái xe vào ban đêm nguy hiểm hơn, nhưng những người thức khuya lại lái xe nguy hiểm hơn vào buổi sáng.

Nếu thức khuya, hãy làm những công việc mang tính sáng tạo vào buổi sáng, làm những việc cần suy nghĩ vào buổi chiều và không lái xe đi bất kỳ đâu trước 2 giờ chiều.

Những thông tin này có vẻ rất thú vị nhưng nếu bạn khó kiểm soát thời gian biểu của mình thì bạn sẽ làm rất nhiều thứ vào thời điểm ít tối ưu hơn. Nhưng nếu công việc của bạn không liên quan nhiều đến sáng tạo thì hóa ra nửa ngày chỉ để lãng phí hay sao?

Vậy làm thế nào để ta biến một buổi chiều thành một buổi sáng nữa? Đơn giản chỉ là nghỉ giải lao. Điều thú vị là không chỉ có một kiểu nghỉ giải lao như chúng ta vẫn hay nghĩ.

Hai kiểu nghỉ giải lao

 Sử dụng thời gian hiệu quả là chìa khóa dẫn đến thành công: Thử ngay quy tắc Thời điểm vàng để thấu hiểu điều này!  - Ảnh 4.

Nếu bạn là cú đêm nhưng có buổi thuyết trình quan trọng lúc 9 giờ sáng thì bạn cần có một giờ nghỉ giải lao ngắn. Đây là lúc bạn có thể xem lại những thứ cần làm và cách thực hiện. Ngừng tất cả các công việc đang làm để không làm cho não bộ cảm thấy như đang ngập trong đống bùn.

Trong khi nghỉ giải lao ngắn giúp bạn phục hồi thì nghỉ giải lao phục hồi giúp bạn sạc năng lượng và nâng cao hiệu suất. Thay vì rà soát danh sách công việc, bạn sẽ tìm chỗ trống ở văn phòng để thư giãn một chút.