Nguyên nhân gây ra tình trạng này thường là do cơ thể thừa axit uric, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, hay bệnh gút... Để khắc phục vấn đề này, bạn cần chú ý hơn đến các khẩu phần ăn trong ngày và chủ động đi khám nếu thấy ngón chân không chỉ sưng to mà còn đau nhói suốt một thời gian dài.
Do lượng máu cung cấp tới chân không đủ nên dễ khiến bàn chân bị tê mỏi, đau nhức. Điều này xuất phát từ bệnh tuần hoàn máu kém, biểu hiện dễ nhận ra nhất là khi bạn đang ngồi rồi đột ngột đứng dậy, chân cũng theo đó mà chuyển sang màu nhợt nhạt. Hay đôi khi là lúc bạn đứng bật dậy, các đầu ngón chân chuyển sang màu trắng nhợt nhạt, tê buốt. Để cải thiện bệnh tuần hoàn máu kém thì bạn nên chăm tập luyện và bổ sung những loại thực phẩm giàu sắt như thịt bò, các loại đậu, ngũ cốc, rau lá màu xanh đậm...
Chuột rút ở bàn chân xảy ra khi bạn căng cơ đột ngột, hoặc cơ thể bị mất nước. Do đó, nếu thường xuyên bị chuột rút thì bạn có thể bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa magie, canxi, kali cho cơ thể. Lúc này, cách giảm đau tốt nhất là uốn cong bàn chân, đồng thời xoa bóp vùng chân bị đau. Mặt khác, bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút để khắc phục tình trạng này.
Với những cô nàng thường xuyên sơn móng tay, móng chân thì phần móng sẽ có hiện tượng vàng ố và dày lên. Ngoài ra, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch đang làm việc kém hiệu quả nên gây ra tình trạng này. Nếu gặp phải dấu hiệu này thì tốt nhất bạn nên dừng sơn móng chân và đi khám sức khỏe đôi chân càng sớm càng tốt.
Khi nồng độ đường trong máu tăng cao có thể gây tổn thương thần kinh cho đôi chân, biểu hiện rõ nhất chính là những vết trầy xước, dị ứng do áp lực chèn ép. Đây là một biểu hiện thường gặp của bệnh tiểu đường, và nó có thể kéo theo nhiều triệu chứng khác như đi tiểu nhiều lần, khát nước, dễ mệt mỏi, mờ mắt, hay đói hoặc giảm cân đột ngột không rõ lý do. Đừng nên ủ bệnh trong người quá lâu mà nên chủ động đi khám sức khỏe và tìm hướng điều trị những vết trầy xước, dị ứng ở bàn chân.