Bác sĩ cảnh báo: Người già trên 70 tuổi thà ngồi không còn hơn đi bộ vào lúc này

Kim Phụng, Theo thanhnienviet.vn 00:00 23/01/2025
Chia sẻ

Các hoạt động thể chất cường độ thấp như đi bộ đặc biệt có lợi với người cao tuổi. Tuy nhiên đi bộ sai cách có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí đau tim, đột quỵ.

Một nghiên cứu năm 2022 được công bố tại Hiệp hội Tim mạch Châu Âu dựa trên cuộc khảo sát với 7.047 người cao tuổi đã tìm thấy những lợi ích của việc hoạt động thể chất như đi bộ đối với sức khỏe của nhóm người lớn tuổi. Cụ thể, so với những người cao tuổi không có thói quen tập thể dục thì người cao tuổi trên 85 tuổi đi bộ ít nhất một giờ mỗi tuần có thể giảm 40% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch.

Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ cho thấy đối với những người có vấn đề tổn thương ở khớp gối nhưng không bị viêm khớp gối, việc tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ không làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp gối hay làm bùng phát cơn đau khớp gối. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tập thể dục thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ đau viêm khớp gối tới 30%.

Bác sĩ cảnh báo: Người già trên 70 tuổi thà ngồi không còn hơn đi bộ vào lúc này- Ảnh 1.

Ảnh: Pikbest

Các nghiên cứu này cho thấy tác dụng của đi bộ với sức khỏe nói riêng hay các hoạt động thể chất nói chung tới người cao tuổi là rất lớn, có thể kể đến như: Cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức mạnh và dẻo dai của cơ xương khớp, duy trì cải thiện sức khỏe của xương, giảm stress và cải thiện tâm trạng, cải thiện giấc ngủ,...

Người cao tuổi không nên đi bộ vào thời điểm nào?

Với người cao tuổi thì ngoài cường độ tập luyện phù hợp - thời điểm tập luyện cũng rất quan trọng. Theo Sohu, có 2 thời điểm mà người trên 70 tuổi không nên đi bộ để tránh các ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khỏe:

1. Không nên đi bộ ngay sau khi ăn xong

Nhiều người cho rằng đi bộ ngay sau khi ăn sẽ giúp ích cho việc tiêu hóa thức ăn. Điều này có thể đúng với người có thể chất khỏe mạnh hoặc không mắc các bệnh tiêu hóa. Với người cao tuổi, lưu thông máu bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do lão hóa, bệnh tật.

Bác sĩ cảnh báo: Người già trên 70 tuổi thà ngồi không còn hơn đi bộ vào lúc này- Ảnh 2.

Ảnh: Shutterstock

Việc đi bộ ngay sau khi ăn xong ảnh hưởng tới dòng chảy của máu vốn dĩ đang đổ về hệ tiêu hóa để hỗ trợ thúc đẩy tiêu hóa thức ăn phải "chia bớt" cho các chi vận động và não khiến áp lực của dạ dày ruột tăng lên, dẫn tới khó tiêu, đầy bụng thậm chí đau dạ dày theo thời gian.

Ngoài ra, vừa ăn xong lưu lượng máu lên não giảm để dồn về dạ dày, lúc này cơ thể người lớn tuổi thường mệt mỏi. Nếu đi bộ trong thời điểm này dễ gây té ngã, tai nạn. Đối với những người có vấn đề sức khỏe về tim mạch, hoạt động thể lực ngay sau khi ăn có thể làm tăng gánh nặng cho tim.

2. Không nên đi bộ ngay khi vừa thức dậy vào buổi sáng

Với người lớn tuổi tốt nhất là nên bắt đầu ngày mới một cách chậm rãi thay vì hoạt động thể chất như đi bộ ngay khi vừa ngủ dậy. Bởi sau khi ngủ cả đêm, đi bộ sẽ khiến tư thế cơ thể sẽ đột ngột thay đổi, hệ thần kinh giao cảm sẽ trở nên hưng phấn ngay lập tức nếu không cẩn thận sẽ dễ dẫn đến mức huyết áp tăng vọt rất nguy hiểm, nhất là với người sẵn có bệnh nền như bệnh huyết áp, bệnh tim.

Bác sĩ cảnh báo: Người già trên 70 tuổi thà ngồi không còn hơn đi bộ vào lúc này- Ảnh 3.

Ảnh: Shutterstock

Ngoài ra, cơ thể người lớn tuổi cần thời gian dài hơn để "khởi động" sau một đêm dài nghỉ ngơi. Đi bộ ngay lập tức có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do cơ và khớp chưa được làm nóng, tăng nguy cơ té ngã và bị thương.

Tốt nhất là nên duỗi cơ khớp nhẹ nhàng trên giường sau khi ngủ dậy sau đó ăn sáng và khoảng 1 tiếng sau mới tập thể dục. Nhất là vào mùa lạnh, tập thể dục vào buổi sáng sớm có thể khiến mạch máu co lại đột ngột ảnh hưởng tới lưu thông máu và làm tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Nguồn: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày