Bác sĩ chuyên khoa Dinh dưỡng và Thận học Jiang Shoushan (Đài Loan, Trung Quốc) nhấn mạnh, tủ lạnh không phải là vạn năng. Chúng ta không thể phó mặc việc bảo quản thực phẩm hay bất cứ thứ gì mình nghĩ rằng nên để trong tủ lạnh cho thiết bị vô tri này. Máy móc dù có hiện đại đến mấy vẫn cần tới sự quan sát, theo dõi và sử dụng, bảo dưỡng đúng cách từ con người mới đạt hiệu quả cao.
Đó là những điều ông chia sẻ trong chương trình sức khỏe trực tuyến “Cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp” của Đài Loan phát sóng ngày 31/5/2023. Ông cũng nhắc nhở rằng, nhiều người sai lầm khi cho rằng vi khuẩn không thể tồn tại ở nhiệt độ thấp và thường đóng kín như tủ lạnh. Thực tế có rất nhiều vi khuẩn có thể sống và sinh sôi ở nhiệt độ từ 0 - 45 độ C.
Môi trường ẩm ướt, nhiều thực phẩm, dễ nấm mốc… như tủ lạnh còn là điều kiện lý tưởng cho nhiều loại vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Trong đó có nhiều loại nguy hiểm, có thể gây chết người như Salmonella, Listeria, Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Yersinia và Shigella...
Đặc biệt, nếu chúng ta bảo quản thực phẩm sai cách thì chẳng khác nào “tiếp tay” cho vi khuẩn phát triển trong tủ lạnh và tấn công con người. Vì vậy, bác sĩ Jiang nhắc nhở cần tránh xa hoặc bỏ ngay 5 sai lầm phổ biến khi dùng tủ lạnh có thể khiến vi khuẩn tăng gấp 10 lần sau đây:
Thói quen này nghe có vẻ sạch sẽ nhưng thực chất làm sạch vỏ trứng với nước trước khi cho vào tủ lạnh sẽ đẩy nhanh quá trình hư hỏng của chúng. Bởi vì trên vỏ trứng không chỉ có lỗ chân lông mà còn có một lớp màng rất mỏng, lớp màng này sẽ bị phá hủy trong quá trình làm sạch và vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào trứng và gây hại cho sức khỏe con người.
Nếu trứng quá bẩn, bạn có thể dùng khăn khô hoặc khăn ẩm lau nhẹ nhàng. Sau đó chờ cho trứng khô hẳn mới cho vào túi hoặc hộp kín và bỏ vào tủ lạnh. Với các loại trứng đã được làm sạch, bán sẵn trong siêu thị thì bạn có thể bỏ qua công đoạn này.
Như bác sĩ Jiang đã cho biết, có tới 46% tủ lạnh của các gia đình có chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như Escherichia coli, Salmonella và Listeria. Đặc biệt là vi khuẩn Listeria dễ gây ngộ độc thực phẩm nhưng lại có thể sinh sôi trong môi trường nhiệt độ thấp trong tủ lạnh.
Vi khuẩn này thường được tìm thấy nhiều nhất trong thịt sống như thịt lợn, thịt bò sống, sữa… Nên nếu để thịt sống cạnh các loại thức ăn đã nấu chín, vi khuẩn Listeria dễ dàng bị lây nhiễm chéo. Khi ăn phải những thực phẩm chứa Listeria, con người có thể đối diện với các triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, tiêu chảy, viêm màng não… và thậm chí là tử vong.
Để thực phẩm chín và thực phẩm sống gần nhau có thể khiến vi khuẩn sinh sôi nhanh hơn trong tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Vì vậy, tốt nhất là luôn bảo quản thịt sống và đồ ăn chín bởi các ngăn riêng biệt trong tủ lạnh. Nếu muốn đặt cùng ngăn, hãy bọc kín bằng màng bọc thực phẩm hoặc đặt trong hộp có nắp đậy. Sau khi lấy đồ ăn từ tủ lạnh, không nên ăn ngay mà cần hâm nóng hoặc nấu chín kỹ. Cần rửa sạch rau, củ, quả bằng nước trước khi ăn.
Sau khi rã đông, các tế bào của thực phẩm bị phá vỡ ít nhiều không còn được tươi ngon như ban đầu. Nếu bạn lại tiếp tục trữ đông thì các tế bào còn lại sẽ vẫn tiếp tục bị phá vỡ. Điều này là nguyên nhân khiến cho vi khuẩn sinh sôi thuận lợi hơn trong thực phẩm.
Chưa kể, thực phẩm bị rã đông nhiều lần sẽ bị biến đổi về cả hình thức lẫn mùi vị. Quá trình ra đông bên ngoài môi trường cũng thuận lợi để vi khuẩn tấn công hơn. Chính vì vậy, nên bảo quản thực phẩm theo từng túi nhỏ để chắc chắn sử dụng hết sau khi rã đông nhé!
Có một sai lầm phổ biến khi bảo quản rau củ là không rửa sạch hoặc không chờ cho khô ráo đã cất vào tủ lạnh. Bởi vì nhiều người cho rằng rau xanh hỏng hơn nên cần làm đông để giữ được lâu nhất, việc còn một chút nước cũng giúp rau tươi lâu hơn.
Nhưng theo bác sĩ Jiang, các loại rau có nước rất dễ sinh sôi vi khuẩn, đặc biệt là các loại rau ăn lá có hoạt tính sinh lý cao. Còn nếu rau củ chưa được rửa sạch đã bảo quản trong tủ lạnh thì đương nhiên khó tránh khỏi vi khuẩn lây lan, sinh sôi mạnh hơn.
Do môi trường trong tủ lạnh ẩm ướt, có nhiều thực phẩm sống và chín khác nhau, rất lý tưởng cho vi khuẩn. Ngay cả khi bạn bọc kín thì điều này vẫn rất khó tránh khỏi. Chư kể tới bọc rau củ quá kín còn làm chúng nhanh hỏng, thối rữa và thành “ổ vi khuẩn”. Ngoài ra, không nên đóng túi kín hoàn toàn, nhất là với rau lá xanh vì chúng cũng cần “thở”. Bạn có thể chọc thủng túi bằng một vài lỗ khí để đảm bảo độ thoáng khí tốt hơn.
Không ít người có thói quen để đồ ăn còn nóng vào trong tủ lạnh. Điều này sẽ khiến cho nhiệt độ trong khoang tủ tăng lên và khi đó tủ lạnh sẽ cần phải hoạt động với công suất cao hơn hoặc thời gian hoạt động sẽ tăng lên. Từ đó dẫn đến tủ lạnh sẽ tiêu hao điện năng nhiều hơn so với bình thường.
Bác sĩ Jiang Shoushan nhắc nhở không nên cho thức ăn còn nóng vào tủ lạnh (Ảnh cắt từ chương trình “Cuộc sống lành mạnh và tốt đẹp”)
Hơn nữa, thói quen để thức ăn nóng vào tủ lạnh còn làm nhiệt độ tăng đột ngột. Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển mà còn khiến các thực phẩm khác nhanh bị ôi thiu và mất chất dinh dưỡng do không đủ lạnh.
Nguồn và ảnh: ETtoday, Sina, Family Doctor