Anti-fan chê Liên Quân Mobile là "Game Tam Quốc", nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai!

GameK, Theo GameK 15:00 16/07/2019
Chia sẻ

Liên Quân Mobile là game quốc dân ở VN nhưng điều đó không có nghĩa là nó thành công ở hàng chục quốc gia khác vốn cũng có thể mạnh eSports.

Lần đầu tiên trong lịch sử, chung kết một giải eSports thế giới được tổ chức ở Việt Nam và bộ môn được đưa vào thi đấu không gì khác là Liên Quân Mobile. Đây là điều không có gì phải ngạc nhiên vì trong mắt cộng đồng Arena of Valor (tên quốc tế của Liên Quân Mobile ) thế giới thì Việt Nam cũng đang là kinh đô của trò chơi này. Theo ước tính từ nhiều nguồn khả tín, lượng người chơi Arena of Valor tập trung chủ yếu ở Việt Nam có số lượng từ 2 - 3 triệu người. Sau kèo BO7 căng thẳng, ngôi vương AWC 2019 đã thuộc về đội tuyển Việt Nam.

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 1.

Liên Quân Mobile được Tencent tổ chức Chung kết thế giới rất hoành tráng.

Nhưng trong khi hàng triệu người VN vẫn hân hoan và ca tụng chiến công của Team Flash thì vẫn có không ít người cho rằng AWC chưa xứng là giải thế giới. Họ thậm chí còn chê bai Liên Quân Mobile là... Game Tam quốc, hay còn được hiểu là game chỉ có 3 nước (khu vực) thi đấu, cạnh tranh danh hiệu với nhau. Do đó, tuy Liên Quân Mobile được Tencent tổ chức Chung kết thế giới thì đây cũng chỉ là môn eSports "ao làng" mà thôi. Nhận định tưởng như mang tính "dìm hàng" này ngẫm ra cũng chẳng sai chút nào. Hãy cùng nhìn lực lượng các đội dự AWC không thuộc nhóm "Big Three".

1. Đại diện Trung Quốc là một đội King of Glory, thậm chí còn là đội nhược tiểu

King of Glory là game MOBA số 1 Trung Quốc và nó là nguồn cảm hứng để Timi phát triển ra Liên Quân Mobile. Sự khác biệt trong hệ thống tướng của 2 trò chơi này không phải ít. Đai diện Trung Quốc tham dự vòng loại AWC 2019 thậm chí là với bộ môn King of Glory chứ không phải Arena of Valor. Trước thềm AWC, các tuyển thủ Trung Quốc chỉ có thời gian ngắn để làm quen với môi trường mới.

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 2.

Đội Trung Quốc dự AWC năm nay thực chất cũng chỉ thuộc diện "làng nhàng". Các team King of Glory ưu tú nhất đã và đang chinh chiến ở Honor of Kings World Championship cũng như giải WCG. Đơn cử như: RNG, ESTAR, HERO, QGHAPPY, EDG. Do đó, Trung Quốc dù có đại diện ở AWC cũng chỉ là để cho đẹp mà thôi.

2. Đại diện Hàn Quốc là team phong trào

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 3.

Hàn Quốc không có giải Arena of Valor chuyên nghiệp và đây là nguyên nhân khiến những nhân tài xuất chúng nhất như Rush, HAK hay Sun phải kéo tời Đài Loan rồi Thái Lan đánh thuê. Để chuẩn bị cho AWC 2019, Netmarble hiệu triệu các Cao Thủ, Thách Đấu ở server Hàn rồi mời họ lập đội và cho họ thi đấu loại trực tiếp với nhau. Kết quả là team Liên Quân Mobile hoạt động theo kiểu "thời vụ" tới từ Hàn Quốc đã không thể chịu nổi "nhiệt" và đành về nước sớm.

3. Đại diện Nhật Bản là team phong trào

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 4.

Blizzard là team Liên Quân Mobile vượt qua vòng loại AWC khu vực Nhật Bản. Ở một máy chủ mới khai mở, quy mô cộng đồng còn nhỏ thì nỗ lực thi tuyển của DeNA không mang nhiều ý nghĩa. Thậm chí, trong đội hình đại diện Nhật Bản ở AWC còn phải có tới 2 người VN. Vì chỉ là một team eSports tự phát nên đội này bị loại sớm là điều không cò gì đáng chê trách.

4. Đại diện MSP (Malaysia - Phillippines - Singapore) tới từ khu vực đã... đóng cửa

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 5.

M8HEXA - tổ chức eSports tới từ Malaysia sở hữu đội Arena of Valor vượt qua vòng loại AWC do Garena tổ chức. Nhưng nếu như Hàn Quốc, Nhật Bản còn có máy chủ riêng thì MSP thậm chí đã đóng cửa từ lâu. Server MSP phải sát nhập vào Indonesia. Hậu quả là vấn đề giật, lag đã khiến game thủ MSP vốn không nhiều thì nay lại càng ít. Giải đấu mà M8HEXA vượt qua để tới AWC cũng không có tính cạnh tranh cao. Vì nền tảng không tốt, kết quả là họ phải về nước sớm sau vòng bảng AWC.

5. Đại diện Indonesia tời từ khu vực.... không có duyên với Liên Quân Mobile

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 6.

EVOS là đại diện Indonesia tiến tới AWC năm nay và đội tuyển này tiếp tục nối dài những thành tích bết bát của người Indonesia ở các giải Liên Quân Mobile chuyên nghiệp. Khác với những đại diện của một số khu vực kể trên, EVOS được đầu tư khá bài bản với một giải quốc nội khá hoành tráng nhưng như vậy là chưa đủ. Họ thiếu một bộ não chiến thuật của người Đài và sự va chạm, học hỏi của chính các vận động viên.

6. Đại diện Bắc Mỹ không có chất lượng đồng đều

Anti-fan chê Liên Quân Mobile là Game Tam Quốc, nhưng ngẫm ra thì cũng chẳng sai! - Ảnh 7.

Cũng như Indonesia, đại diện Bắc Mỹ là BM Gaming cũng trải qua vòng loại AWC với nhiều đội tuyển chuyên nghiệp sừng sỏ khác. Nhưng điểm yếu của BM Gaming là họ phụ thuộc quá nhiều vào Zane. Top 1 Rừng Bắc Mỹ đã không thể gánh cả đội trong một giải đấu mà những đội tuyển hàng đầu đều có lực lượng rất cân bằng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày