Ăn nhựa mỗi ngày mà không biết? 5 nguồn vi nhựa “tàng hình” khiến nhiều người giật mình, cái đầu tiên không ai ngờ tới!

Mỹ Diệu, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 17:04 25/07/2025
Chia sẻ

Bạn có tin được không, mỗi ngày, rất nhiều người trong chúng ta đang “ăn” hàng nghìn hạt nhựa li ti mà không hề hay biết? Chúng không đến từ túi nylon hay hộp nhựa rõ ràng trước mắt, mà lại ẩn mình trong những vật dụng và thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Theo cảnh báo từ nhiều nghiên cứu quốc tế, thứ mà chúng ta vô tình “nạp vào người” chính là vi nhựa, những hạt nhựa siêu nhỏ, có đường kính dưới 5mm, lặng lẽ xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, nước uống, không khí, thậm chí qua làn da.

Vi nhựa gây ra những mối nguy nào cho sức khỏe?

- Tổn thương hệ tiêu hóa: Vi nhựa có thể làm tổn hại niêm mạc ruột, gây viêm, làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột và cản trở hấp thụ dưỡng chất. Đáng lo hơn, chúng có khả năng hấp phụ kim loại nặng, chất độc trong môi trường, rồi theo đó “đổ bộ” vào cơ thể.

- Ảnh hưởng hệ hô hấp: Hít phải vi nhựa trong không khí có thể gây viêm phổi mãn tính, thậm chí len lỏi vào máu. Nghiên cứu trên động vật ghi nhận nguy cơ suy giảm chức năng hô hấp và gia tăng các bệnh như hen suyễn, viêm phổi.

- Rối loạn miễn dịch: Vi nhựa là “vật thể lạ” với cơ thể, có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch bất thường nếu tiếp xúc lâu dài, dẫn đến suy giảm đề kháng và thậm chí gây dị ứng.

- Gây rối loạn nội tiết: Một số loại vi nhựa chứa hoạt chất giống estrogen, dễ làm mất cân bằng hormone, ảnh hưởng đến quá trình phát triển, đặc biệt là ở trẻ em và vị thành niên (nguy cơ dậy thì sớm cao hơn).

Dù hiện chưa có bằng chứng khẳng định vi nhựa trực tiếp gây bệnh nặng, nhưng việc chúng tích lũy lâu dài trong cơ thể vẫn là điều đáng lo ngại, cần chủ động phòng tránh.

Ăn nhựa mỗi ngày mà không biết? 5 nguồn vi nhựa “tàng hình” khiến nhiều người giật mình, cái đầu tiên không ai ngờ tới!- Ảnh 1.

5 nguồn vi nhựa “tàng hình” khiến bạn không ngờ tới

- Kẹo cao su, càng nhai càng “nuốt” nhựa: Nghiên cứu năm 2025 của ĐH California (Mỹ) cho thấy: mỗi lần nhai 1 miếng kẹo cao su có thể giải phóng tới 3.000 hạt vi nhựa, phần lớn trong đó phát tán trong 8 phút đầu tiên. Lý do là thành phần "gum base", chính là chất liệu nhựa tổng hợp.

- Cốc giấy dùng 1 lần, nóng lên là “nhả nhựa”: Nhiều người tưởng cốc giấy là an toàn, nhưng bên trong thường phủ lớp nhựa chống thấm. Nghiên cứu của Viện Công nghệ Ấn Độ cho biết, chỉ sau 15 phút đựng đồ nóng, 1 chiếc cốc giấy có thể giải phóng hơn 25.000 hạt vi nhựa vào nước uống. Ngày uống 3 ly là “nạp” hơn 75.000 hạt.

- Nước đóng chai: Một nghiên cứu công bố đầu năm 2024 trên tạp chí PNAS (Mỹ) cho thấy: mỗi lít nước đóng chai chứa trung bình 240.000 hạt vi nhựa. Vặn nắp nhiều lần hay bóp thân chai có thể khiến hạt nhựa rơi vào nước.

- Túi trà dạng túi lọc: Túi trà làm từ nylon hoặc polyester khi tiếp xúc với nước nóng có thể thải ra lượng lớn vi nhựa. Một nghiên cứu năm 2019 cho thấy: ngâm túi trà 5 phút ở 95 độ C có thể giải phóng hơn 14 tỷ hạt vi nhựa/nanoplastics vào ly nước.

- Dụng cụ nhà bếp bị mòn, hư hỏng: Thớt nhựa, muỗng nhựa, miếng rửa chén khi bị trầy xước hoặc dùng ở nhiệt độ cao sẽ dễ rơi vụn, hòa lẫn vào thức ăn. Chỉ cần 1 gram miếng xốp rửa bát bị mài mòn, có thể sinh ra hơn 6 triệu hạt vi nhựa.

Làm sao để hạn chế “ăn nhựa” mỗi ngày?

Hạn chế dùng đồ nhựa tiếp xúc nhiệt: Không dùng hộp nhựa, cốc nhựa hay túi nylon để đựng đồ nóng. Ưu tiên vật liệu bền như thủy tinh, sứ, inox.

Chọn đồ dùng từ vật liệu tự nhiên: Quần áo, đồ gia dụng nên ưu tiên sợi tự nhiên như cotton, tre, gỗ, giấy tái chế…

Giảm ăn hải sản sống: Vi nhựa tích tụ nhiều ở nội tạng hải sản như trai, hàu, sò… Nếu ăn, hãy nấu chín kỹ và loại bỏ nội tạng, mang, ruột.

Tự nấu ăn nhiều hơn, giảm đồ ăn nhanh: Đồ ăn mang về thường đựng trong hộp nhựa, túi nylon, tiềm ẩn nhiều vi nhựa hơn bạn nghĩ.

Nguồn và ảnh: Sohu

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày