Bạn đã biết những thực phẩm tốt cho từng bộ phận trên cơ thể? Chẳng hạn như muốn bổ sung năng lượng thì cần chế độ ăn giàu protein; các chất béo lành mạnh thì tốt cho da và tóc... Vậy ăn gì sẽ giúp "cô bé" luôn khỏe mạnh và "thơm tho"?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mùi của "cô bé" phụ thuộc phần lớn vào độ pH trong âm đạo. Cũng giống như các phép đo nồng độ pH trong phòng thí nghiệm thì vùng kín nữ giới cũng có độ pH - là một môi trường axit - mà trung bình từ 3,5 - 4,5 theo thang điểm từ 0 - 14 được xem là ổn định.
Một khi độ pH tiêu chuẩn bị phá vỡ, "cô bé" có thể sẽ có mùi hôi. Với một "vùng kín" khỏe mạnh thì bất cứ một điều gì bạn làm để giúp "mùi vị cô bé" trở nên tốt hơn thì sẽ chỉ có tác dụng rất ít và không thể xảy ra ngay lập tức trong vòng vài phút được.
Những thứ bạn ăn hay uống đóng một vai trò quan trọng trong việc đi vào dịch tiết âm đạo, nhưng không phải là một thay đổi mang tính "áp đảo". Bởi chưa có nghiên cứu nào khẳng định được tính liên kết chắc chắn giữa một loại thực phẩm hay nước uống có thể tạo ra các mùi "vùng kín" khác nhau.
Nhưng những loại gia vị nặng mùi như tỏi, hành, nước uống nhiều đường, thịt đỏ, chế phẩm từ sữa,... có thể khiến"cô bé" có vẻ như nặng mùi hơn. Nhà trị liệu tình dục Angela Watson nói: “Một nguyên tắc nhỏ là bất kỳ thực phẩm nào làm thay đổi mùi mồ hôi hoặc nước tiểu của bạn cũng sẽ làm thay đổi dịch tiết từ âm đạo của bạn, điều này sẽ ảnh hưởng đến vị giác.”
Có rất nhiều chị em truyền tai nhau bí quyết ăn dứa giúp "vùng kín" có mùi vị "thơm hơn, ngọt hơn". Tuy nhiên, cho tới nay chưa có bất kì một nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn dứa có thể cải thiện mùi của "cô bé".
Tuy nhiên, các khoa học đều đồng ý rằng, mặc dù việc ăn dứa không thể giúp bạn cải thiện mùi cơ thể ngay lập tức. Nhưng đứng trên góc độ dinh dưỡng thì dứa là một loại quả rất tốt cho sức khỏe nhờ giàu vitamin C, chất xơ và vitamin B.
Để có một "vùng kín" khỏe mạnh bạn có thể xem xét bổ sung các thực phẩm sau đây:
Mọi thứ từ hoạt động thể dục, stress hay "chuyện ấy" đều có thể làm thay đổi nồng độ pH trong âm đạo. Khi độ pH bị thay đổi bất thường sẽ tạo ra môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển, cụ thể là nấm men thúc đẩy viêm âm đạo, ngứa hay gây ra mùi khó chịu.
Chính vì thế sữa chua nguyên chất là một lựa chọn giúp cân bằng độ pH của "cô bé" một cách tuyệt vời nhất. Trong sữa chua có chứa khuẩn probiotic có thể giữ độ pH của "vùng kín" trong phạm vi ổn định và giảm nguy cơ bị nhiễm nấm men hay các loại nhiễm trùng khác.
Chắc hẳn bạn đã từng nghe tới việc uống nước ép nam việt quất giúp làm dịu và ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu? Ngoài công dụng này thì trong nam việt quất có chứa proanthocyanidins hay còn gọi là PAC - là một dạng hợp chất có tác dụng giúp bàng quang trở nên trơn tru hơn, chống lại vi khuẩn có liên quan tới nhiễm trùng đường tiết niệu (ví dụ như E.coli).
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy trong nước ép nam việt quất cô đặc có chứa nhiều PAC hơn. Bạn càng uống nhiều thì khả năng bạn có thể loại bỏ vi khuẩn ra ngoài cơ thể trước khi chúng bắt đầu sinh sản và hoạt động lại càng cao.
Alyssa Dweck, MD và là đồng tác giả của cuốn The Complete A To Z For Your V cho biết, uống đủ nước sẽ tốt cho quá trình trao đổi chất của cơ thể nữ giới. Với phụ nữ đang gặp vấn đề "khô hạn" thì nên uống từ 6 - 8 cốc nước mỗi ngày.
Giống như việc cơ thể bị mất nước có thể khiến da mặt, da tay của bạn trở nên khô hơn thì "vùng kín" cũng vậy. Vùng da xung quanh "cô bé" có thể bị khô và ngứa ngáy, gây ra mùi khó chịu và có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu bạn gãi mạnh.
Một nghiên cứu trên tạp chí Journal Of Alternative And Complementary Medicine cho thấy, gừng cũng là một thực phẩm tốt cho "vùng kín" của bạn. Người ta thấy rằng, gừng cho hiệu quả tương tự như ibuprofen trong việc giảm đau bụng kinh.
Tiến sĩ Dweck cho biết các sản phẩm từ đậu nành như đậu phụ và đậu phụ có chứa isoflavone tương tự như estrogen. Mặc dù điều này chưa được khoa học chứng minh, nhưng một số chuyên gia cho rằng estrogen thực vật có thể có tác dụng tương tự như estrogen mà phụ nữ sản xuất tự nhiên, giúp giảm bớt tình trạng khô âm đạo do thay đổi nội tiết tố.
Mặc dù điều này không mấy có tác dụng đối với phụ nữ đang ở giai đoạn sau mãn kinh do có các nghiên cứu khoa học báo cáo kết quả bất đồng.
Tiến sĩ Dweck giải thích rằng bạn có thể phải ăn khá nhiều đậu nành để có được bất kỳ tác dụng estrogen thực sự nào, nhưng có một số lo ngại rằng ăn quá nhiều đậu nành thực sự có thể gây ra vấn đề sức khỏe đối với một số phụ nữ như tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú do quá trình tăng tiết estrogen.
“Đối với những phụ nữ có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị ung thư vú, đậu nành không phải là một trong những thực phẩm được khuyến khích".
Ngoài việc cung cấp kali, chất chống oxy hóa, chất xơ và một loạt các chất dinh dưỡng quan trọng thì chất béo không bão hòa đơn có lợi cho sức khỏe trong quả bơ đã được chứng minh là giúp tăng nồng độ hormone liên quan đến khả năng bôi trơn âm đạo.
Bên cạnh đó, trái bơ chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm các triệu chứng PMS (tiền kinh nguyệt) bao gồm đầy hơi và mệt mỏi.
Cuối cùng, để có một "cô bé" khỏe mạnh hãy vệ sinh đúng cách, ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng và duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên nhé.
Theo: Health, Healthline