Tan Dunci, y tá cấp cao tại Bệnh viện Linkou Chang Gung Memorial ở Đài Loan (Trung Quốc), đã chỉ ra trong chương trình “Khỏe mạnh không khoảng cách” rằng việc mọi người ăn nhiều rau và tăng cường chất xơ để đào thải chất độc ra khỏi cơ thể là đúng nhưng không đủ, đặc biệt khi chống lại căn bệnh ung thư. Cô giải thích rằng trong quá trình hóa trị, nếu không đủ albumin, không đủ huyết sắc tố và không đủ bạch cầu thì sẽ không thể hoàn thành quá trình điều trị, và thay vào đó kết quả của việc điều trị sẽ không đi đến đâu cả.
Cô chia sẻ rằng bản thân chị họ của cô cũng là một bệnh nhân ung thư buồng trứng và cũng đã từng không thể/muốn ăn gì trong các đợt hóa trị. Khi đó, chồng của chị họ đã hỏi cô rằng liệu chị họ của cô, một bệnh nhân ung thư có thể ăn thịt khô được hay không. Tan Dunci trả lời rằng điều đó là hoàn toàn có thể. Sau này, chị họ của cô dựa vào việc ăn thịt khô sau các đợt hóa trị và bệnh cũng không tái phát trong suốt 20 năm qua.
Cần nói rõ ở đây là, thịt khô không phải là một thứ thần thành gì cả. Điều quan trọng mà bạn cần hiểu rõ, để chống lại bệnh ung thư, bạn phải có đủ chất đạm.
Bác sĩ y học dinh dưỡng người Đài Loan (Trung Quốc) Liu Boren cũng chỉ ra rằng một số bệnh nhân ung thư từng nói rằng họ đã nhịn ăn để tiêu diệt tế bào ung thư. Quan niệm này thực sự là sai lầm, nếu muốn chống lại bệnh ung thư, khả năng miễn dịch tốt là rất quan trọng. Nếu khả năng miễn dịch không đủ thì không thể chống lại ung thư thành công.
Liu Boren đề cập rằng nếu bệnh nhân ung thư muốn có hệ thống miễn dịch tốt thì phải chú ý đến protein (chấm đạm)! Giả sử một người nặng 60kg không tiêu thụ 60 gam protein thì khả năng miễn dịch sẽ kém. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người "hy sinh" protein để ăn một chế độ ăn kiêng giúp họ giữ thân hình mảnh mai.
Ông khuyến khích rằng để chống lại bệnh ung thư về cơ bản, phải hấp thụ protein. Chất lượng protein tốt thường là protein từ thực vật, chẳng hạn như đậu, cá, thịt gia cầm và các loại thịt trắng và trứng khác.
Nguồn và ảnh: HK01, Healthline