8 điều vô lý về "bé Mận" Winter Soldier - tri kỷ của "soái cụ" Captain America

Nguyễn Vân, Theo Trí Thức Trẻ 23:54 06/07/2018

Không phải nhân vật truyện tranh nào cũng nhận được sự khen ngợi và đạt được thành công thương mại lớn như Bucky Barnes hay còn gọi là "Chiến binh mùa đông" Winter Soldier. Tuy nhiên cha đẻ của anh chàng cũng không thể chối cãi được những điều phi logic về nhân vật này.

Bucky/Winter Soldier càng trở nên nổi tiếng hơn trong thành công chung của Vũ trụ Điện ảnh Marvel. Mối quan hệ giữa Bucky với Steve thậm chí còn "thăng hoa" trên màn ảnh nhờ vào tương tác tuyệt vời giữa hai diễn viên Sebastian StanChris Evans. Điều đó khiến cho nhiều khán giả tin rằng, thật sự giữa hai người đồng đội thân thiết ấy còn có nhiều hơn thứ gọi là tình bạn. Bucky khiến khán giả yêu mến nhờ vào một câu chuyện đời trắc trở và có chiều sâu, người hâm mộ hay âu yếm gọi anh là "bé Mận" vì một cảnh phim anh chàng mất trí nhớ còn ra chợ... mua mận, sau đó bị kẻ thù đuổi chạy mất dép. 

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 1.

Bucky Barnes là nhân vật phụ có cốt truyện hấp dẫn nhất trong MCU.

Nhưng chúng ta ở đây không dành thời gian để nói về mối quan hệ tri kỉ đã được ca ngợi quá nhiều ấy. Chúng ta ở đây là để "soi mói" câu chuyện về Winter Soldier với nhiều sự phi lí. Đa phần trong số chúng diễn ra trong Kỷ nguyên Vàng (Golden Age – thời kỳ bùng nổ truyện tranh Mỹ từ thập niên 1930 đến 1950) với việc rất nhiều cây bút chẳng thèm quan tâm đến logic trong cốt truyện.

1. Ban đầu chỉ là tay sai dọn dẹp sau lưng siêu anh hùng

Kể từ lần ra mắt đầu tiên trong tập một Captain America (xuất bản năm 1941), Bucky Barnes chưa bao giờ được xem là một nhân vật có "tiềm năng ngôi sao". Anh thậm chí còn chẳng sở hữu một series truyện riêng.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 2.

Buổi ban đầu, Bucky Barnes chỉ là một "trợ thủ" nhỏ bé không mấy ai quan tâm.

Trong cốt truyện đầu tiên, Bucky chỉ là một đứa nhóc mồ côi gia nhập quân đội và được nhiều người lính trong trại đóng quân yêu mến. Anh được tạo ra với mục tiêu duy nhất: sống trong chiếc bóng của Captain America và làm những công việc dọn dẹp không tên. Bucky sẽ là người bảo vệ Cap từ phía sau, thay anh thực hiện những trận đánh "bẩn" để đảm bảo hình tượng đẹp cho Đội trưởng Mỹ. Bắt một trợ thủ nhỏ tuổi làm những công việc "ngầm" như vậy hẳn không phải là hình ảnh tốt trong thời đại ngày nay.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 3.

Bucky chỉ thật sự được hồi sinh trở thành Winter Soldier.

Chuyện chỉ thay đổi khi Ed Brubaker quyết định mang nhân vật này trở lại vào năm 2005. Từ lúc quyết định "hồi sinh" Golden Age Bucky trở thành Winter Soldier, ông đã thêm thắt vài tình tiết mới để biến anh trở thành một sát thủ siêu việt cùng một câu chuyện quá khứ nhiều thương cảm hơn.

2. Sự xung đột giữa cốt truyện cũ và mới

Dù tác giả có cố gắng ra sao thì vẫn có những thời điểm phiên bản cũ của nhân vật không thể khớp với phiên bản mới. Với Winter Soldier, Brubaker đã quyết định biến Bucky trở thành một chiến binh đẳng cấp ngay từ lúc bắt đầu. Anh là bậc thầy của võ thuật cận chiến, được đào tạo và có kinh nghiệm chiến đấu từ lúc còn rất trẻ.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 4.

Bìa truyện Captain America với Bucky Barnes thời Kỷ nguyên Vàng.

Điều này không giống với những câu chuyện về Bucky được viết trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai. Khi Red Skull bắt cóc và tẩy não Cap trong Invanders #5, hắn đã bỏ qua Bucky vì cho rằng cậu chỉ là một đứa trẻ vô dụng, không đáng để mắt đến. Loạt truyện Captain America trong những năm 1940 cũng không phải là câu chuyện về cuộc phiêu lưu giữa Cap và Bucky.

3. Mang danh là "sát thủ bóng ma" nhưng để lại dấu vết ở khắp nơi

Các câu chuyện về siêu anh hùng luôn gặp vấn đề trong việc xây dựng hình tượng sát thủ. Việc bảo mật danh tính của những tay ám sát thượng hạng rốt cuộc cũng chỉ là trò "mèo vờn chuột" để các vị anh hùng sớm khám phá và tiêu diệt gọn.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 5.

Sự trở lại hoành tráng của Winter Soldier trong "Captain America 2".

Khi Captain America lần đầu nghe về Winter Soldier, anh biết đây chỉ là một truyền thuyết đô thị - chẳng ai dám chắc tay sát thủ này có tồn tại hay không. Nhưng những con số thống kê nạn nhân bị Winter Soldier hạ sát chẳng phải là bằng chứng cho thấy anh ta "có thật" đấy ư"

Trên màn ảnh, Winter Soldier được xác định là "hồn ma" – mối đe dọa từ bóng tối và thoắt ẩn thoát hiện. Nhưng vì điều đó không hợp với phong cách của MCU, thế nên bóng ma ấy luôn để lại hàng loạt vụ nổ và sự hủy diệt ở những nơi mình đi qua.

4. Bucky khó có thể sống sót để trở thành Winter Soldier

Steve Rogers tồn tại được khi bị đóng băng dưới đáy biển nhờ huyết thanh siêu chiến binh. Thay vì chết trong băng giá như người thường, anh ấy chỉ như chìm vào một giấc ngủ sau mấy chục năm. Vậy còn Bucky – một người thường không có huyết thanh thì sao?

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 6.

Việc Bucky vẫn sống sót sau cú ngã ở độ cao như thế này vẫn là điều bí hiểm.

Khi người Nga tìm thấy Bucky, cơ thể anh không còn sự sống. Nhưng rồi họ bảo quản anh trong băng giá và thậm chí, mang đến cho anh một cuộc đời thứ hai. Bảo quản ai đó khi họ còn hơi thở hoàn toàn khác với việc đóng băng một xác chết. Dĩ nhiên, đây chỉ là một tình tiết có thể giải thích bằng thứ khoa học thần kỳ trong truyện tranh. Nhưng cũng đáng để liệt kê như một hạt "sạn" trong phần truyện về Winter Soldier.

5. Chẳng ai tin Bucky và Bucky Barnes là cùng một người

Chúng ta thường chê cười Lois vì mãi không hề nhận ra Superman chỉ là Clark Kent phiên bản không đeo kính. Nhưng trong MCU, mọi người lại "cả tin" hơn cả Lois.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 7.

Chẳng nhân vật nào nhận ra được Bucky đi cùng Captain America là ai.

Gần như chẳng ai thèm chú ý việc anh chàng Bucky suốt ngày ở bên cạnh Steve Rogers lại giống hệt cái gã Bucky đi cùng Captain America đến khắp mọi nơi. Và Bucky chỉ mang một miếng mặt nạ bé xíu quanh đôi mắt của mình. Với các tác giả truyện tranh sống trong thời Kỷ nguyên Vàng, quan điểm ngụy trang đơn giản này rất được ưa chuộng mà không ai thèm xét nét tới tính hợp lí. Rất may là Marvel đã không giấu đi gương mặt điển trai của Sebastian trong một chiếc mặt nạ Zorro nào đó.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 8.

Mặc nguyên đồ siêu anh hùng vào bếp và kiểu: "Cậu vẫn thích trứng ốp la phải không nhỉ?"

6. Black Panther biến Bucky trở thành White Wolf

Khi chúng ta gặp lại Bucky trong Avengers: Infinity War, anh đang ở xứ Wakanda và mang biệt danh mới: White Wolf. Trong truyện tranh, nhân vật này là thủ lĩnh lực lượng tình báo của quốc gia châu Phi hùng mạnh.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 9.

Nhưng vấn đề là, sao Wakanda lại cần hay muốn một kẻ ngoại quốc nắm giữ vị trí đó? Chưa kể Winter Soldier đâu có giống một bậc thầy điệp viên – anh ta chỉ là một chiến binh mà thôi. Và nếu đó là tên siêu anh hùng mới của nhân vật này, sao lại không chọn một cái tên mang đặc trưng châu Phi hơn? Sói không phải là loài vật nổi tiếng ở Mỹ. Và cái tên "Bucky" chẳng phải cũng đã đủ dùng rồi đấy sao.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 10.

7. Sát thủ Nga với cái tên Mỹ đầy ái quốc

Trong quá trình tái tạo nhân dạng Winter Soldier mới cho Bucky, Ed Brubaker đã liên hệ đến một biểu tượng của người Mỹ. Ông rất ngưỡng mộ nhà yêu nước Thomas Paine sống ở thế kỉ 18, tác giả của quyển The American Crisis ra đời trong cuộc Cách mạng Mỹ với cụm từ nổi tiếng "chiến binh mùa hè và ánh mặt trời yêu nước" (ca ngợi những người nông dân tham gia chiến đấu vào mùa hè, đến mùa thu thì về thu hoạch mùa màng). Những cựu chiến binh phản đối Chiến tranh Việt Nam sau này đã tự gọi họ là "chiến binh mùa đông", đối lập với hình ảnh mô tả của Paine.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 11.

Dù vậy, cái tên Winter Soldier lại chẳng có can hệ gì với lịch sử Mỹ. Anh ta là sản phẩm sáng tạo của người Nga. Brubaker sau đó đã hợp lí hóa việc người Nga chọn cái tên này bằng cách giải thích Bucky là sát thủ trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ. Và người Nga thì đóng băng Bucky trong suốt một thời gian dài. Thật là một sự trùng hợp. Nhưng nếu thế thì thiết nghĩ cái tên "Iceman" (Người Băng) sẽ là lựa chọn hợp lí hơn, dù rằng nó chẳng bao giờ được cân nhắc đến.

8. Việc "truyền danh vị" Captain America từ Steve Rogers sang Bucky

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 12.

Sau khi Captain America kết thúc sự kiện Civil War trong truyện tranh, Bucky nhận được 2 thứ. Một là chiếc khiên và thay thế vị trí của Steve Rogers. Hai là bức thư mà Steve nhờ Tony – người mà Bucky luôn xem là kẻ gây ra nội chiến – giao cho anh. Steve không muốn sự trả thù, anh muốn Bucky trở thành Captain America mới và Tony là người giao chiếc khiên cho Bucky. Điều này chỉ thật sự hợp lí nếu đó là… Batman.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 13.

Vì Captain America vốn là điệp viên của chính phủ, hoạt động dưới quyền hành của chính phủ liên bang – nên ý tưởng anh cần đăng kí danh tính với chính quyền trong Civil War thật thiếu thuyết phục. Steve không thể đơn giản chỉ giao khiên và tước vị của mình cho Bucky như cách nối dõi trong một gia đình.

8 điều vô lý về bé Mận Winter Soldier - tri kỷ của soái cụ Captain America - Ảnh 14.

Sự tiến hóa của nhân vật Bucky Barnes theo thời gian.

Hiện tại, Bucky đang là một trong những nhân vật được yêu thích nhất trong MCU. Sự nổi tiếng của nhân vật này hẳn là điều mà các tác giả đã sáng tạo ra anh trong thời Kỷ nguyên Vàng không hề nghĩ đến. Câu chuyện của anh chàng sát thủ có gương mặt lạnh lùng nhưng mang trái tim nhân hậu này là minh chứng cho thấy: bất cứ một nhân vật truyện tranh nào cũng có thể tỏa sáng nếu được xây dựng một cách đúng đắn.