7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà

Ánh Lê, Theo Nhịp sống kinh tế 06:42 08/11/2021

Ở những quốc gia này, chi phí sinh hoạt cao ngất ngưởng khiến người dân phải vật lộn để kiếm sống.

Nếu bạn đang có ý định đặt chân đến một vùng đất mới trong thời gian tới, hãy xem qua danh sách dưới đây trước khi thực hiện, bởi sự đắt đỏ của những quốc gia này có thể khiến bạn phải suy nghĩ lại.

Dưới đây là danh sách 7 quốc gia đắt đỏ nhất thế giới được trang Indiatimes.com thống kê dựa trên 5 tiêu chí gồm chi phí sinh hoạt, thuê nhà, giá thực phẩm, giá thực đơn nhà hàng và sức mua:

Thụy Sỹ 

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 1.

Không có gì ngạc nhiên khi Thụy Sĩ đứng đầu trong danh sách những quốc gia có chi phí sống đắt đỏ nhất thế giới. Nếu như có cơ hội được đặt chân đến đất nước này, thì chắc chắn bạn sẽ phải thốt lên rằng mọi thứ ở đây đều đắt đỏ.

Ở Thuỵ Sỹ, thực phẩm, đồ uống, khách sạn, nhà ở, nhà hàng, hay bảo hiểm y tế… đều đặc biệt đắt đỏ. Chi phí cho các nhà hàng và cửa hàng tạp hóa cao ngất ngưởng, thậm chí là đắt hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Do vậy, đối với nhiều khách du lịch nước ngoài, giá cả khiến nhiều người e dè khi mua sắm.

Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng người tiêu dùng Thụy Sỹ trả nhiều tiền hơn cho hàng hóa và dịch vụ cơ bản so với hầu hết các nước châu Âu.

Tiền thuê nhà ở đây bằng một nửa số tiền bạn phải trả ở New York, nhưng thuế thu nhập trên toàn cầu có thể lên tới 40%. Thậm chí, người dân còn bị đánh thuế khi sống trong nhà riêng của họ. Tuy nhiên, công dân Thụy Sỹ ít nhất cũng được hưởng sức mua cao hơn 26% so với New York.

 Bermuda

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 2.

Bermuda nổi tiếng với những bãi biển trải dài với màu ngọc lam, là nơi mà nhiều du khách trên thế giới muốn dừng chân ở lại.

Bermuda là một quốc đảo thuộc khối thịnh vượng chung UK, nổi tiếng với những bãi biển trải dài với màu nước ngọc lam tuyệt đẹp. Theo trang Numbeo, dân số đảo quốc này chỉ khoảng 65,000 người với GDP bình quân đầu người lên tới hơn 117,000 USD/năm (2019), cao thứ 3 thế giới. Thủ đô Hamilton cũng được đánh giá là một trong những thành phố đắt nhất hành tinh.

 Iceland

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 3.

Quốc đảo Bắc Âu này từ lâu đã là điểm đến nổi tiếng của các blogger du lịch thế hệ trẻ và những người yêu thiên nhiên trong những năm gần đây.

Chi phí sinh hoạt ở Iceland khá cao, nhưng nguyên nhân của sự đắt đỏ này không đến từ giá nhà ở mà là do thực phẩm. Ở quốc gia này, bạn có thể thuê một ngôi nhà với giá thấp hơn một nửa so với giá ở New York nhưng sẽ phải chi một khoản kha khá cho các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa.

Nguyên nhân là vì Iceland khá tách biệt so với phần còn lại của châu Âu và đất đai ở đây không được màu mỡ, do vậy quốc gia này buộc phải nhập khẩu nhiều lương thực từ bên ngoài, điều đó đã đẩy chi phí lên cao. Ngoài ra, Iceland cũng có những quy định chặt chẽ khi nhập khẩu hàng hóa nước ngoài, từ đó các chi phí cũng bị tăng lên.

Na Uy

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 4.

Khách du lịch chắc chắn cảm nhận được sự đắt đỏ ở Na Uy khi họ chuyển đổi tiền tệ ở đây.

Ở quốc gia này, thực phẩm rất tốn kém, ngay cả giá vé taxi đôi khi cũng cao gấp đôi giá ở những quốc gia còn lại của Châu Âu.

Na Uy có thuế suất VAT cao - 25% - khiến hầu hết các chi phí hàng ngày của người dân nơi này tăng lên. Trong khi thực phẩm có mức thuế thấp hơn chỉ 15%, nhưng vẫn được coi là cực kỳ đắt đỏ. Nhiều mặt hàng chủ lực như sữa và bánh mì cũng có giá ngất ngưởng tại quốc gia này.

 Luxembourg

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 5.

Quốc gia nhỏ bé Luxembourg có sức mua cao vượt trội so với những quốc gia khác. Theo một báo cáo trên Expatistan, chi phí sinh hoạt ở Luxembourg đắt hơn 81% các thành phố ở Tây Âu và đắt hơn 85% so với các thành phố khác trên thế giới. Thậm chí, người ta còn so sánh mọi thứ như sữa, thịt bò đến bia ở Pháp còn rẻ hơn đáng kể so với Luxembourg.

Đan Mạch

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 6.

Đan Mạch đơn giản không dành cho những người muốn sống một "cuộc đời bình dị". Giá nhà hàng ở đây được xếp vào top cao nhất trên thế giới. Một bữa ăn ba món cho hai người tại một nhà hàng tầm trung rơi vào khoảng 600 krone Đan Mạch (6.800 Rs).

Copenhagen, thủ đô của Đan Mạch, là một trong những thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Cuộc sống bên ngoài thủ đô không đắt bằng nhưng cũng không rẻ hơn là mấy. Tuy nhiên, chi phí đắt đỏ cũng đi đôi với một cuộc sống chất lượng cao nếu bạn muốn có một trải nghiệm sống đáng mơ ước tại nơi này.

Bahamas

7 quốc gia có chi phí sinh sống đắt đỏ nhất thế giới: Top 1 ở nhà riêng vẫn bị đánh thuế, Top 3 đắt không phải do giá nhà - Ảnh 7.

Ở Bahamas không có thuế thu nhập, do vậy chính phủ nơi đây sẽ đánh thuế hàng hóa nhập khẩu, cũng như tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng hóa và dịch vụ khi chúng được bán bởi các nhà cung cấp.

Do mức sống ở Bahamas khá cao, bất động sản ở quốc gia này cũng có xu hướng đắt hơn mức trung bình. Giá cả hợp lý vẫn có thể được tìm thấy, tuy nhiên còn tùy thuộc vào loại và vị trí của bất động sản mà bạn chọn.

Theo Indiatimes

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày