Vắc xin HPV là một trong những bước tiến quan trọng của y học hiện đại, giúp phòng ngừa ung thư cổ tử cung và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác do virus HPV gây ra. Tuy nhiên, dù ngày càng phổ biến thì vẫn có không ít người đang hiểu sai hoặc “đổ oan” cho vắc xin HPV. Từ đó, dẫn tới lan truyền thông tin sai lệch hoặc từ chối tiêm mà bỏ lỡ nhiều lợi ích sức khỏe đáng giá.
Dưới đây là 7 hiểu lầm phổ biến nhưng có thể gây hậu quả nghiêm trọng về vắc xin HPV mà bạn cần tránh:
Đây là hiểu lầm rất phổ biến. Dù ung thư cổ tử cung chỉ xảy ra ở nữ, nhưng HPV cũng gây ra các bệnh khác như mụn cóc sinh dục, ung thư hậu môn, hầu họng, dương vật ở nam giới. Vì thế, nam giới cũng được khuyến nghị tiêm vắc xin HPV, đặc biệt trong độ tuổi 9-26, để bảo vệ bản thân và giảm nguy cơ lây lan HPV trong cộng đồng.
Ảnh minh họa
Không đúng. Vắc xin HPV rất hiệu quả, nhưng không bảo vệ 100% khỏi tất cả các chủng virus HPV. Hiệu quả phòng ung thư cổ tử cung là trên 90% nhưng không tuyệt đối. Hiện nay, loại vắc xin phổ biến nhất là HPV9 chỉ bảo vệ 9 chủng - dù là các chủng nguy cơ cao, nhưng vẫn còn một số chủng khác có thể gây ung thư. Vì vậy, vẫn cần tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ bằng xét nghiệm Pap hoặc HPV test, kể cả sau khi tiêm vắc xin.
Không chính xác. Ngay cả khi đã quan hệ tình dục, bạn vẫn có thể chưa nhiễm tất cả các chủng HPV nguy hiểm. Vắc xin HPV giúp bảo vệ những chủng mà bạn chưa từng tiếp xúc. Vì vậy, tiêm vắc xin vẫn mang lại lợi ích rõ rệt, đặc biệt nếu bạn nằm trong độ tuổi khuyến nghị (9-45 tuổi).
Không có bằng chứng nào chứng minh điều này. Ngược lại, các tổ chức y tế lớn như WHO, CDC đều khẳng định vắc xin HPV an toàn và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Thậm chí, tiêm vắc xin còn giúp ngăn chặn nguy cơ phải điều trị ung thư cổ tử cung - vốn có thể ảnh hưởng lớn đến tử cung và khả năng sinh con sau này.
Vẫn nên tiêm. Miễn dịch tự nhiên sau nhiễm HPV thường yếu hơn miễn dịch do vắc xin tạo ra, và không có miễn dịch chéo giữa các chủng. Điều đó có nghĩa là nếu bạn từng nhiễm một chủng HPV, bạn vẫn có thể nhiễm các chủng khác, và vắc xin sẽ bảo vệ bạn khỏi những chủng đó.
Ảnh minh họa
Vắc xin HPV không được khuyến nghị tiêm trong thai kỳ, nhưng nếu bạn vô tình tiêm khi chưa biết mình có thai, không cần quá lo lắng. Các nghiên cứu cho thấy chưa có bằng chứng rõ ràng về ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Trong trường hợp này, bạn chỉ cần thông báo cho bác sĩ và hoãn những mũi tiếp theo đến sau khi sinh.
Thực tế, đa số người tiêm chỉ gặp phản ứng nhẹ như đau chỗ tiêm, mệt mỏi hay sốt nhẹ, và những triệu chứng này thường tự hết trong vòng 1-2 ngày. Phản ứng dị ứng nghiêm trọng là rất hiếm (chỉ khoảng 1-2 trường hợp trên 1 triệu liều), và đều có thể xử lý ngay tại cơ sở y tế. Lợi ích phòng bệnh ung thư mà vắc xin mang lại cao hơn nhiều lần so với nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Lời khuyên: Đừng để những hiểu lầm không có căn cứ cản trở bạn tiếp cận một trong những biện pháp phòng ngừa ung thư hiệu quả nhất hiện nay. Hãy tìm hiểu thông tin từ các nguồn chính thống và tham khảo ý kiến bác sĩ để đưa ra quyết định đúng đắn cho sức khỏe của chính bạn.