Không phải cứ rửa bát với nước sạch và nước rửa chén/bát là sạch. Nếu vô tình có những thói quen khi rửa bát này hãy bỏ ngay, tránh cho bát "càng rửa càng bẩn", gây bệnh cho cả nhà:
Nhiều người không rửa bát ngay sau bữa ăn. Thay vào đó, họ ngâm bát đĩa bẩn trực tiếp vào bồn rửa bát rồi đổ nước rửa bát vào. Thời gian ngâm bát đĩa bẩn tùy thuộc vào việc họ có muốn rửa ngay hay không. Đôi khi chỉ mất vài giờ, đôi khi là ngâm bát đĩa qua đêm tới tận ngày hôm sau mới rửa.
Ảnh: Sohu
Trên thực tế, ngâm bát đĩa, nồi chải bẩn vào nước rồi ngâm trong thời gian dài mới rửa là một thói quen rất không lành mạnh. Bụi bẩn, vết dầu mỡ và cặn thức ăn trên những món đồ này có thể trộn lẫn với nhau và sinh sôi vi khuẩn. Thời gian ngâm càng lâu, vi khuẩn sẽ sinh sôi càng nhiều. Chưa kể tới việc nhiều loại khuẩn có thể tồn tại đến 4 ngày trên những bề mặt sạch sẽ. Còn ở môi trường ô nhiễm sẽ sống trong thời gian dài hơn, chẳng hạn như vi khuẩn E. coli và Salmonella.
Ảnh: Sohu
Nhiều nhiều dữ liệu thống kê, nếu ngâm bát đĩa bẩn cùng cặn thức ăn trong nước ấm, vi khuẩn sẽ tăng lên gấp 400 lần sau 1 giờ; và chỉ sau 4 giờ lượng vi khuẩn này có thể đạt tới gấp 7 - 10 lần.
Do vậy, tốt nhất khi rửa bát hãy loại bỏ các thức ăn thừa và ngâm tối đa 15 - 30 phút với các loại bát đĩa hay xoong chảo có các cặn dính khó làm sạch.
Sau khi bát đĩa được rửa sạch, chúng cần được xếp theo chiều thẳng đứng, cách nhau để không khí lưu thông, nhanh khô hơn.
Ảnh: Sohu
Tuy nhiên nhiều người lại xếp chồng bát đĩa sau khi rửa theo chiều dọc và chồng lên nhau.
Ảnh: Sohu
Dữ liệu thực nghiệm cho thấy việc xếp chồng bát đĩa đã rửa lên nhau sẽ khiến vi khuẩn tăng lên gấp 70 lần. Chưa kể tới nguy cơ ngắn hạn là độ ẩm và nhiệt độ trên bề mặt bát đĩa do thiếu thông gió sẽ dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh như E. coli, có thể gây khó chịu đường tiêu hóa và nguy hiểm hơn đối với người già và trẻ em.
Về lâu dài, thói quen rửa bát sai lầm này sẽ dẫn tới sự phát triển của nấm mốc, nếu xâm nhập vào thức ăn có thể gây bệnh tật và thậm chí là ung thư.
Ảnh: Sohu
Thói quen lau bát đĩa cho khô rồi mới cất bằng khăn mềm không xấu nhưng nếu chiếc khăn mà gia đình bạn sử dụng ít được làm sạch, đã quá cũ thậm chí mục nát thì lại hoàn toàn ngược lại.
Ảnh: Sohu
Môi trường ẩm ướt kết hợp với giẻ lau lâu ngày không được giặt sẽ trở thành nơi sinh sôi của vi khuẩn và nấm mốc. Mỗi khi bạn lau bát đĩa, những vi khuẩn này có thể bám vào đồ dùng trên bàn ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nấm mốc là một yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày. Chất này xâm nhập vào cơ thể thông qua thực phẩm và gây tổn thương đường tiêu hóa.
Dùng một chậu nước để rửa hết bát đĩa sau đó đổ nước trong chậu đi, thêm nước sạch và tráng bát đĩa lại. Nghe có vẻ sạch sẽ và tiết kiệm nước nhưng thực tế thói quen rửa bát đĩa này lại kém vệ sinh do nước tráng bát vẫn có thể lẫn chất tẩy rửa và cặn thức ăn, khó loại bỏ hoàn toàn. Kết hợp với các vết dầu mỡ bám trên thành chậu rửa bát chưa được làm sạch sẽ khiến bát đĩa không thể làm sạch "chuẩn" được.
Ảnh: Sohu
Do vậy, tốt nhất là nên tráng bát dưới vòi nước chảy liên tục nhiều lần.
Để tiết kiệm nước rửa bát hoặc tạo bọt nhiều hơn mà nhiều người pha loãng nước rửa bát trước khi rửa. Thực tế thì đây cũng là thói quen có hại cho sức khỏe do nước rửa bát sau khi pha loãng với nước có thể khiến tính chất làm sạch bị giảm, khó có thể phát huy tác dụng làm sạch của nó.
Ảnh: Yahoo
Thậm chí nhiều người còn pha nước trực tiếp vào chai nước rửa bát nhưng sau thời gian nhanh chóng nhận ra chai rửa bát bị biến tính, xuất hiện cả nấm mốc do vi khuẩn dễ dàng sinh sôi sau khi chai nước rửa bát được mở nắp. Từ đó khiến bát đĩa càng dễ bẩn và gây độc hơn khi dùng các loại nước rửa bát pha loãng này.
Nhiều người tin rằng đun sôi nước và dội vào bát đĩa sẽ giúp khử trùng hiệu quả, nhưng trên thực tế thì thói quen này khá "lãng phí công sức".
Ảnh: Sohu
Mặc dù nước sôi có thể loại bỏ hơn 90% vi khuẩn nhưng chỉ chần qua nước sôi thôi là chưa đủ. Nó cần phải được đun trong nồi nước sôi. Nếu chỉ chần qua nước sôi không thể đạt được mục đích loại bỏ vi khuẩn. Các thí nghiệm dữ liệu có liên quan cho thấy việc chần qua nước sôi trong thời gian ngắn chỉ có thể làm giảm số lượng vi khuẩn xuống dưới 10%.
Trong khi đó, đun bát đĩa trong nước sôi 10 phút lại có thể tiêu diệt tới 90% mầm bệnh. Sau khi luộc đồ dùng ăn uống bằng nước sôi, bạn nên để đồ ở nơi khô ráo, thoáng mát, chờ đến khi bát đũa khô mới đem cất, tránh để đồ dùng bị ẩm dễ dẫn tới mốc và sản sinh nhiều vi khuẩn.
Nguồn: Sohu