Nếu bạn bị mụn nhiều ở vùng má, hãy xem lại chiếc điện thoại của mình. Khi bạn áp màn hình lên mặt trong lúc nghe điện thoại, nhiệt độ từ điện thoại cùng các chất bẩn, vi khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ mọc mụn.
Lời khuyên:
- Vệ sinh chiếc điện thoại thường xuyên.
- Nếu tần suất nói chuyện điện thoại của bạn quá nhiều, hãy sử dụng tai nghe.
Thói quen này truyền rất nhiều vi khuẩn đến làn da của bạn, khiến mụn sinh sôi cực mạnh. Tệ hơn, những dấu móng tay vì việc nặn mụn có thể để lại vết thâm trên da.
Lời khuyên:
- Khi bị mụn, bạn hãy chờ cho mụn "chín" rồi loại bỏ bằng bông tăm sạch.
- Nếu mụn quá cứng hoặc lâu "chín", bạn có thể sử dụng miếng dán mụn – nhỏ gọn, vệ sinh, có chứa salicylic acid để chữa vết thương do mụn gây ra và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập vào.
Bạn nên hạn chế dùng chung cọ trang điểm hay bất kì món mỹ phẩm nào trừ khi bạn muốn chung cả... vi khuẩn gây mụn với người khác. Bạn không tự tạo ra mụn, nhưng những bụi bẩn, dầu và vi khuẩn khi da không sạch trộn lẫn thì có thể gây mụn.
Lời khuyên: Riêng đồ trang điểm, đừng dùng chung nhé!
Trừ khi sản phẩm chăm sóc da hay makeup của bạn có ghi "fragrance-free" (không chứa hương liệu), các sản phẩm luôn có mùi hương tự nhiên hay tổng hợp bên trong. Ngay cả thuật ngữ "unscented" (không mùi) thực chất cũng là một loại mùi. Vì vậy, nếu bạn là người có làn da cực kì nhạy cảm với hương liệu, đó có thể là lí do khiến da bạn ửng đỏ, sưng tấy và nổi nhiều mụn.
Lời khuyên: Nếu sản phẩm chăm sóc da của bạn không ghi fragrance-free, tốt hơn hết là hãy tìm một nhãn hàng khác.
Lời khuyên: Hãy sử dụng tăm bông để lấy lượng kem phù hợp với cách thức dưỡng da của bạn.
Trừ khi bạn vừa mới rửa tay thật sạch xong, các vi trùng có từ bên ngoài có thể xâm nhập vào và phá hỏng công thức dưỡng da của bạn, gây nên mụn.
Bạn có thể dùng kem dưỡng ẩm cho mặt để dưỡng thể, nhưng điều ngược lại có thể phá hủy làn da bạn.
Lời khuyên: Hãy dùng các sản phẩm với đúng chức năng của chúng.