Nhiều người đánh giá ẩm thực của người Việt luôn chú trọng đến sự cân bằng, một mâm cơm phải hài hòa hương vị, có món mang tính nóng thì phải đi kèm với món mang tính hàn (lạnh), có thịt phải có rau và có món khô thì cũng phải có món nước. Chính vì lý do đó mà canh là món không thể thiếu, đó có thể chỉ là bát canh rau luộc thanh đạm hoặc canh bổ như canh gà, canh cá hay những món canh đem đến hương vị dân dã nhưng không thiếu sức hấp dẫn với thực khách như canh đậu cà tím, canh khổ qua nhồi thịt...
Canh ngon và hấp dẫn là vậy nhưng nếu ăn sai cách thì bạn có thể đã vô tình đánh mất rất nhiều chất dinh dưỡng, khiến việc ăn canh trở nên vô tác dụng như "uống nước lã", thậm chí còn gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là 6 thói quen ăn canh có hại cho sức khỏe, cái đầu tiên nhiều người mắc hàng ngày.
1. Canh có nhiều dinh dưỡng hơn cái không?
Quan điểm sai lầm “canh nhiều dinh dưỡng hơn cái” không chỉ của người già mà còn của nhiều người trung niên và thanh niên. Xét về mặt dinh dưỡng, giá trị dinh dưỡng của món canh không cao như tưởng tượng, thậm chí còn không tốt nếu bạn uống quá nhiều.
Đặc biệt, trong quá trình nấu canh cá, canh xương, nước dùng, tuy một lượng nhỏ protein sẽ bị hòa tan vào canh nhưng chất béo và purine cũng sẽ bị hòa tan.
Nếu chỉ ăn canh mà không ăn cái, tương đương với việc vứt bỏ hơn 90% chất đạm, uống nhiều purine, chất béo và muối, vừa mất chất dinh dưỡng lại gây hại cho sức khỏe.
2. Canh nấu càng lâu thì càng bổ dưỡng?
Nấu canh lâu không chỉ làm mất đi chất dinh dưỡng của nguyên liệu mà còn làm tăng hàm lượng purine và chất béo trong canh, không tốt cho sức khỏe.
Thay vào đó, nếu nấu canh rau, chỉ cần nấu đến khi rau mềm đủ ăn là có thể tắt bếp, vớt rau. Nếu nấu canh thịt thì bạn chỉ nên nấu trong khoảng 1 giờ, tối đa không quá 2 giờ nếu thịt cần thời gian lâu hơn để mềm!
3. Canh càng đặc thì giá trị dinh dưỡng càng cao?
Một số người bị ám ảnh bởi món canh trắng đục, sền sệt (thường gặp ở canh xương, canh thịt) và cảm thấy loại canh này đặc biệt “bổ bụng”.
Trên thực tế, nguyên nhân khiến canh có màu trắng đục là do chất béo nhũ hóa trong quá trình nấu, còn các hạt mỡ có màu trắng sữa do tác động của ánh sáng. Điều này không liên quan gì đến giá trị dinh dưỡng cả!
Ngược lại, việc hấp thụ quá nhiều chất béo trong thời gian dài sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể con người và gây tổn hại cho hệ tiêu hóa, các bệnh về tim mạch và mạch máu não của con người.
4. Canh nấu từ càng nhiều thịt cá thì càng tốt?
Món súp càng nhiều thịt cá thì càng ngon nhưng điều đó cũng tương đương với việc nó chứa càng nhiều creatine và purine. Việc hấp thụ quá nhiều những chất này sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ thể chúng ta, tiêu thụ lâu dài sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe.
5. Ăn canh xương để bổ xương?
Nhiều người cho rằng ăn gì thì bổ nấy, muốn bổ xương thì nên ăn canh xương.
Tuy nhiên, tác dụng bổ sung canxi của canh xương lại rất ít.
Xương có hàm lượng canxi cao nhưng lại rất khó hòa tan chứ đừng nói đến việc hấp thụ. Theo các xét nghiệm, hàm lượng canxi trong canh xương làm từ 1kg sườn chỉ là 15mg, tức là chưa đến 1/10.000 khối lượng xương!
Còn dầu xương tủy thì thực chất chứa rất nhiều chất béo, nếu ăn vào sẽ rất dễ tăng cân...
6. Ăn canh trước bữa ăn tốt hơn sau bữa ăn?
Một số người cho rằng uống canh trước bữa ăn có thể làm giảm khả năng chứa thức ăn của dạ dày, từ đó giúp giảm cân.
Nhưng trên thực tế, phải mất 20 phút để dạ dày truyền đến não để báo rằng nó không thể ăn thêm được nữa. Điều đó có nghĩa là bạn phải ăn canh 20 phút trước khi ăn để đạt được hiệu quả này!
Uống canh sau bữa ăn có thể dễ dàng dẫn đến việc ăn quá nhiều.
Vì vậy, hãy nghĩ đến việc ăn canh 20 phút trước bữa ăn nhé!
3 việc để ăn canh lành mạnh hơn
- Ăn cả canh cả cái: Suy cho cùng, hầu hết các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể con người đều có trong phần cái của canh.
- Sử dụng ít muối và dầu: Canh nhiều muối và chất béo có tác dụng xấu trong việc kiểm soát huyết áp và sức khỏe của hệ tim mạch.
- Không uống canh quá nóng: Thời tiết lạnh, ai cũng muốn uống đồ nóng nhưng Tổ chức Y tế Thế giới lại đề cập rằng canh quá nóng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Nguồn và ảnh: QQ, Eat This