Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng sự phát triển của các nền tảng số, nên các giao dịch ngân hàng thông qua smartphone ngày càng nhiều và cũng vì vậy mà sinh ra hàng loạt chiêu trò lừa đảo cần phải tránh. Mới đây nhất các ngân hàng đã gửi thông báo về 6 chiêu trò lừa đảo chiếm đoạt tài khoản ngân hàng phổ biến.
Đối tượng tạo dựng các trang website giả mạo, tài khoản Zalo, Facebook có hình ảnh logo ngân hàng, hình ảnh phòng giao dịch, hội thảo tư vấn, ảnh cá nhân của nhân viên ngân hàng.
Sau đó, đối tượng đề nghị khách hàng liên lạc qua tin nhắn trên các nền tảng MXH như Facebook, Zalo cá nhân để được hỗ trợ sau đó yêu cầu khách hàng nhập vào link lạ và/hoặc cung cấp user/mật khẩu/mã OTP của dịch vụ để lợi dụng thực hiện giao dịch trên tài khoản khách hàng.
Sau khi tiếp cận được khách hàng, các đối tượng lừa đảo thường yêu cầu khách hàng thực hiện một số nội dung như giới thiệu các gói vay hay tiền gửi hấp dẫn hoặc các chương trình khuyến mãi/chính sách ưu đãi và yêu cầu khách hàng cần nộp trước một khoản phí để được hưởng ưu đãi hoặc để được hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ tín dụng.
Các đối tượng lừa đảo sẽ mạo danh cán bộ cơ quan điều tra gọi điện thoại cho nạn nhân đe dọa vì liên quan đến vụ án đang điều tra. Quá trình trao đổi trên điện thoại, nếu nạn nhân phủ nhận, cho rằng mình không có liên quan, chúng sẽ tiếp tục chuyển cuộc gọi cho một đối tượng khác, giả danh là lãnh đạo cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Toà án, cán bộ cơ quan Nhà nước... thông báo nạn nhân vi phạm pháp luật, đang bị điều tra, khởi tố, bắt giam liên quan đến một vụ án ma tuý, rửa tiền, lừa đảo xuyên quốc gia… hù dọa, yêu cầu nạn nhân kê khai tài sản, tiền mặt hiện có, tiền trong các tài khoản ngân hàng để tìm cách chiếm đoạt.
Sau đó, yêu cầu bị hại chuyển toàn bộ số tiền vào tài khoản ngân hàng để “phục vụ công tác điều tra”.
Các đối tượng sẽ hack Facebook/Zalo của bản bè, người thân và sau đó những kẻ này tiếp tục vào nhắn tin với người quen, bạn bè, hỏi mượn tiền và thực hiện các giao dịch chuyển khoản. Với các thủ đoạn đa phần là mượn tiền hoặc giả vờ mua hàng và yêu cầu nạn nhân truy cập đường link giả mạo để nhận tiền và chiếm đoạt tài khoản.
Cũng tương tự như các trường hợp trên, đối tượng lừa đảo sẽ giả vờ là nhân viên của nhà cung cấp dịch vụ và tiến hành liên hệ để hỏi, tham khảo các vấn đề vướng mắc trong quá trình sử dụng.
Sau đó yêu cầu đọc mã OTP để xác nhận thông tin góp ý hoặc gửi tin nhắn kèm các đường link lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài khoản.
Nguồn ảnh: Vietcombank
Để đảm bảo an toàn, khách hàng thực hiện các nguyên tắc bảo mật sau: Giữ bí mật thông tin các dịch vụ ngân hàng điện tử (tên truy cập/mật khẩu truy cập/mã xác thực giao dịch một lần - OTP) và thông tin thẻ (số thẻ/mã PIN/ngày hết hạn/mã CVV/mã CVC). Tuyệt đối không cung cấp các thông tin trên cho bất kỳ ai thông qua bất kỳ phương thức giao tiếp nào (email, tin nhắn, trao đổi miệng...);
Không nên lưu thông tin bảo mật ngân hàng điện tử và thẻ trên các thiết bị điện tử và các website cũng như dưới bất kỳ hình thức nào. Hạn chế truy cập tài khoản ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính trên các thiết bị lạ;
Hãy xác thực thông tin đối với người đề nghị khách hàng thực hiện giao dịch tài chính. Đối tượng lừa đảo thường mạo danh người quen của khách hàng (do đối tượng đã tìm hiểu thông tin qua mạng xã hội hoặc nguồn thông tin khác), gợi ý khách hàng cho vay hoặc chuyển tiền tới tài khoản của đối tượng lừa đảo;
Kiểm tra thông tin được sử dụng để thực hiện giao dịch: Quý khách chỉ nên thực hiện giao dịch tại website uy tín, có độ bảo mật cao và kiểm tra kỹ tên miền website trước khi gõ các thông tin bảo mật;