Tiết kiệm rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu thứ gì nên tiết kiệm, làm sao để tiết kiệm đúng cách, hợp lý để mang đến nhiều lợi ích hơn cho cuộc sống. Bởi thực tế, có rất nhiều hành vi tiết kiệm quá trở nên “tằn tiện" gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ con người.
Dưới đây là 6 hành vi tiết kiệm vô nghĩa, đang ăn mòn sức khỏe của cả gia đình mà ai cũng nên biết.
Máy hút mùi thường được thiết kế tiện lợi ngay trên bếp nấu, nhưng nhiều người lại tiết kiệm tiền điện quá mức không bật lên khi nấu. Mọi người nghĩ chỉ cần mở cửa thông thoáng thì sẽ hết mùi đồ ăn, tuy nhiên việc không bật hút mùi sẽ khiến bạn hít phải khói dầu cũ khi nấu và theo thời gian khói dầu sẽ xâm nhập hệ hô hấp, làm tăng suy cơ mắc ung thư phổi.
Vì vậy, hãy bỏ ngay thói quen xấu này để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Không chịu thay mới dụng cụ bếp, thực phẩm thường xuyên cũng như ăn những thực phẩm quá hạn có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm và gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn khác cho sức khỏe.
Ví dụ như thớt sau thời gian sử dụng sẽ dẫn đến tình trạng bị mốc và tiết ra chất ung thư aflatoxin, cực kỳ nguy hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, các thực phẩm như rau củ quả, trái cây nếu không thường xuyên thay mới sẽ bị hỏng. Và nhiều người tiết kiệm chỉ cắt bỏ phần thối và vẫn tiếp tục ăn chúng, hành vi này cực kỳ nguy hại đối với cơ thể. Vì trái cây thối, hỏng sẽ làm vi khuẩn, nấm mốc ngay lập tức xâm nhập, tiềm ẩn nguy cơ ung thư, tổn hại sức khoẻ.
Rất nhiều gia đình để tiết kiệm thời gian và công sức đã đã để đồ ăn thừa trong tủ lạnh cho đến hôm sau hoặc nhiều ngày sau mới lôi ra ăn.
Tuy nhiên, thức ăn thừa nếu không được xử lý và bảo quản đúng cách sẽ gây ra nhiều tác hại cho cơ thể. Bởi để qua đêm đồ ăn dễ bị nhiễm vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm,...
Dùng dầu ăn đã chiên hay nấu là một cách tiết kiệm mà nhiều người Việt đang làm, tuy nhiên đây là hành vi nguy hiểm, làm tổn hại sức khoẻ.
Vì nhiệt độ cao cùng không khí khiến các nhân tố trong dầu ăn đã bị biến động thành phần, mất đi giá trị dinh dưỡng và hình thành nên các chất độc hại. Điều này dẫn đến việc dùng dầu chiên nhiều lần sẽ sinh ra các chất độc hại như aldehyde, fatty acid oxide,... làm phá hủy các men tiêu hóa gây khó tiêu, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy,...
Đặc biệt hơn, nhiệt độ cao sẽ khiến dầu sản sinh acrylamide gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các chất béo trong dầu qua quá trình oxy hóa sẽ giải phóng acrolein chất độc hại có nguy cơ gây ung thư cực kỳ cao.
Nhiều người cho rằng nếu đũa không bị gãy hỏng thì không cần thay mới. Tuy nhiên, đây là thói quen tai hại chết người gây ra nhiều căn bệnh tiềm ẩn cho sức khỏe.
Bởi sau một thời gian sử dụng, những đôi đũa tre, đũa gỗ sẽ bị mòn, bị mốc là nơi chứa đựng rất nhiều vi khuẩn, tạo ra chất aflatomycin, làm tăng nguy cơ gây ung thư cho cơ thể.
Vì vậy, để an toàn cho sức khỏe của cả gia đình, tránh nguy cơ nhiễm vi khuẩn thì sau 6 tháng chúng ta hãy thay đũa và vệ sinh thật kỹ trước khi sử dụng để an toàn tuyệt đối.