5 thói quen thường được thực hiện trong "vô thức" này tuy nhỏ nhưng lại dễ dàng ảnh hưởng tới sức khỏe hệ tiêu hóa, trong đó có chức năng dạ dày:
Ăn nhanh, nhai vội vàng khiến thức ăn không được phân mảnh kỹ ở khoang miệng cùng enzyme trong nước bọt mà di chuyển trực tiếp xuống dạ dày. Điều này khiến dạ dày phải làm việc "cực nhọc" hơn để có thể tiêu hóa chất đạm, tinh bột hay chất béo trong thực phẩm. Theo thời gian, niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn tới trào ngược axit dạ dày và giảm nhu động ruột gây đầy hơi.
Ngoài ra, theo Healthline, thói quen ăn nhanh còn được liên kết với nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 2 lần so với người có thói quen ăn chậm. Tốt nhất, khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ để nước bọt tiết ra nhiều enzyme giúp tiêu hóa thức ăn hơn, từ đó giảm nhẹ gánh nặng cho dạ dày.
Do công việc và học tập bận rộn mà giờ giấc ăn uống của nhiều người cũng bị rối loạn. Tuy nhiên, dạ dày của chúng ta được thiết lập tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn theo một chu kỳ cố định.
Bởi vậy, khi nhịp ăn uống bị "xáo trộn", dịch vị vẫn được tiết ra nhưng không có thức ăn, lâu dài dẫn tới rối loạn và gây ra các bệnh dạ dày chẳng hạn như khó tiêu, đau dạ dày và tăng nguy cơ bị viêm loét dạ dày.
Ăn thức ăn quá nóng có hại cho thực quản còn ăn quá nhiều đồ ăn lạnh dễ khiến cơ trơn dạ dày bị co thắt, dẫn tới lưu thông máu và nhu động ruột bị ảnh hưởng, gây khó tiêu, đau dạ dày, thậm chí nôn mửa, tiêu chảy,...
Tốt nhất nên ăn đồ ăn được làm ấm ở nhiệt độ phù hợp khoảng 50 độ. Với người sẵn có các bệnh dạ dày thì nên ăn thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Ăn quá nhiều khiến dạ dày phải giãn ra để có đủ không gian chứa lượng thức ăn mà bạn tiêu thụ, từ đó dễ dẫn tới căng tức dạ dày, ợ hơi, đầy bụng. Dạ dày giãn rộng sẽ chèn ép các cơ quan khác khiến vùng bụng căng tức, dễ thấy nhất là vùng thượng vị.
Hơn nữa, dạ dày phải hoạt động liên tục để có thể tiêu hóa thức ăn trong điều kiện không có đủ dịch vị tiêu hóa, dẫn tới căng thẳng do dạ dày, lâu dần sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
Điều này đặc biệt nghiêm trọng với người có thói quen ăn quá nhiều các thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, chất béo bão hòa như pizza, xúc xích,... hay các món ăn nhiều gia vị cay nóng. Cảm giác trào ngược axit dạ dày hay ợ nóng do ăn quá no sẽ rõ ràng hơn nếu ăn những bữa ăn lớn gần sát với giờ đi ngủ do việc nằm xuống sẽ gây ra tác động xấu hơn và cản trở tới chất lượng giấc ngủ.
Y học cổ truyền khuyến cáo nên duy trì chế độ ăn uống nhẹ nhàng, ăn nhiều trái cây và rau quả tươi, giảm ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ và gia vị mạnh để "nuôi dưỡng" dạ dày khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu năm 2022 của Tạp chí Journal of Eating Disorders, việc ăn uống vô độ các loại thực phẩm nhiều chất béo và nhiều calo dẫn đến lượng đường trong máu lúc đói tăng cao và tình trạng kháng insulin tăng cao. Điều này sẽ dẫn tới việc duy trì lượng đường trong máu cao và theo thời gian, có thể dẫn tới các tình trạng như béo phì và tiểu đường type 2.
Nguồn: Healthline, Sohu