5 thói quen trong bếp đang khiến cơ thể tích tụ chất hóa dẻo

Phạm Trang, Theo doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:00 14/05/2025
Chia sẻ

Chất hóa dẻo một nhóm hóa chất tổng hợp thường được sử dụng để làm mềm nhựa, đã được xác định là có khả năng gây rối loạn nội tiết và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nguy hiểm.

Chất này có thể đi vào cơ thể người qua thực phẩm, nước uống và không khí, đặc biệt là khi chúng ta sử dụng sai cách các sản phẩm chứa nhựa trong sinh hoạt. Điều đáng lo ngại là có nhiều thói quen tưởng như vô hại trong đời sống hằng ngày lại đang vô tình biến chúng ta thành “nạn nhân” của loại chất độc tiềm tàng này.

Dưới đây là 5 hành vi nguy hiểm nhất đã được các chuyên gia chỉ ra, có thể khiến bạn tiếp xúc trực tiếp với chất hóa dẻo mỗi ngày mà không hề hay biết.

1. Sử dụng chảo chống dính đã bị trầy xước hoặc bong lớp phủ

Chảo chống dính khi bị mòn hoặc trầy xước sẽ giải phóng các hóa chất độc hại vào thức ăn, bao gồm cả chất hóa dẻo và các hợp chất như PFAS – được mệnh danh là "hóa chất vĩnh cửu" do khả năng tồn tại lâu dài trong cơ thể và môi trường. Các hợp chất này có thể làm rối loạn nội tiết, gây tổn thương gan và tăng nguy cơ ung thư.

Cùng với đó, khi kim loại dưới lớp chống dính bị lộ ra ngoài và tiếp xúc với không khí dẫn đến oxy hóa sẽ tạo thành chất axit perfluorooctanoic (PFOA). 

5 thói quen trong bếp đang khiến cơ thể tích tụ chất hóa dẻo- Ảnh 1.

Chất này có thể tồn tại trong cơ thể con người tới 3 năm, không chỉ ảnh hưởng tới tuyến giáp mà còn dẫn đến mãn kinh sớm ở phụ nữ, tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ủy ban Cố vấn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng đã phân loại PFOA là chất có thể gây ung thư.

Để vệ sinh nồi, chảo chống dính, nên dùng khăn giấy lau bề mặt sau khi sử dụng để loại bỏ dầu mỡ, sau đó dùng miếng bọt biển để nhẹ nhàng rửa sạch và phơi khô. Các chuyên gia cũng khuyến cáo nên thay mới chảo chống dính khi lớp phủ bị bong tróc, đồng thời ưu tiên sử dụng chảo gang hoặc thép không gỉ để đảm bảo an toàn lâu dài.

2. Dùng túi nhựa để đựng đồ nóng

Đây là một trong những hành vi phổ biến nhưng nguy hiểm nhất. Khi nhựa tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất hóa dẻo trong đó sẽ dễ dàng tan ra và ngấm vào thức ăn. Thói quen này khiến cơ thể tích tụ chất độc dần theo thời gian, ảnh hưởng đến hệ nội tiết và khả năng sinh sản. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ càng cao, khả năng thôi nhiễm hóa chất vào thực phẩm càng lớn. Người tiêu dùng nên sử dụng hộp thủy tinh hoặc hộp thép không gỉ để đựng đồ ăn nóng nhằm giảm thiểu rủi ro.

3. Dùng bộ đồ ăn bằng melamine để đựng thực phẩm nóng

Melamine là một loại nhựa cứng được sử dụng phổ biến trong các loại bát đĩa, đặc biệt tại các quán ăn. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với thực phẩm nóng, melamine có thể giải phóng formaldehyde – một chất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào nhóm gây ung thư cho người. 

Các chuyên gia cảnh báo tuyệt đối không dùng đồ melamine để đựng thức ăn nóng hay nước sôi. Việc sử dụng lâu dài có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hô hấp và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

5 thói quen trong bếp đang khiến cơ thể tích tụ chất hóa dẻo- Ảnh 2.

4. Sai lầm khi dùng màng bọc thực phẩm trong lò vi sóng

Nhiều người có thói quen sử dụng màng bọc thực phẩm để đậy thức ăn khi quay trong lò vi sóng. Có nhiều loại và nhãn hiệu màng bọc thực phẩm khác nhau, tuy nhiên, có thể chia làm hai loại chính theo thành phần:

- Một là màng bọc thực phẩm làm từ polyvinyl clorua ( PVC) có độ dẻo cao và chịu được nhiệt độ từ khoảng 60 - 80 ° C.

- Hai là màng bọc thực phẩm làm từ polyetylen (PE) có khả năng chống ăn mòn, chống axit, kiềm, không hòa tan chất hóa dẻo và có thể chịu được nhiệt độ từ 70 - 90°C.

Rõ ràng, cả hai loại màng bọc thực phẩm thường thấy đều không chịu được nhiệt độ cao và khi bị đốt nóng, chúng có thể giải phóng chất độc thẩm thấu vào thức ăn. 

5 thói quen trong bếp đang khiến cơ thể tích tụ chất hóa dẻo- Ảnh 3.

Nếu sử dụng màng bọc làm bằng PVC, khi gặp nhiệt độ cao, màng bọc thực phẩm có thể hòa tan chất hóa dẻo. Từ đó sản sinh một loại hormone can thiệp vào hoạt động nội tiết trong cơ thể. Quá trình phơi nhiễm kéo dài có thể khiến trẻ em dậy thì sớm ở cả bé trai và bé gái. Bé gái có thể sẽ phát triển ngực sớm và có kinh nguyệt từ khi mới 3 hoặc 4 tuổi. Người lớn cũng tăng nguy cơ ung thư vú.

Các sau lầm thường gặp khi sử dụng màng bọc bao gồm:

- Để bọc thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với thức ăn

- Bọc đồ ăn nóng

- Giữ nguyên bọc để hâm nóng thức ăn

Chính vì vậy, không nên để màng bọc thực phẩm chạm vào thức ăn, đặc biệt là thức ăn dầu mỡ ở nhiệt độ cao, giữa thức ăn và màng bọc thực phẩm nên có khoảng cách nhất định. Cùng với đó, nếu thức ăn thừa hâm nóng lại bằng lò vi sóng, hãy chắc chắn đã loại bỏ màng bọc thực phẩm bởi nếu ở nhiệt độ quá cao, màng bọc có thể bị chảy và dính vào thức ăn.

Người tiêu dùng chỉ nên sử dụng các loại màng bọc được ghi rõ là "an toàn với lò vi sóng", hoặc thay thế bằng nắp thủy tinh chịu nhiệt.

5. Sử dụng thường xuyên đồ nhựa dùng một lần

Dùng cốc, ống hút, muỗng nĩa và hộp nhựa dùng một lần là thói quen rất phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, loại nhựa này thường làm từ nguyên liệu kém chất lượng, dễ bị phân hủy khi gặp nhiệt hoặc dầu mỡ. Khi sử dụng với đồ ăn nóng, các chất hóa dẻo và độc tố có thể dễ dàng nhiễm vào cơ thể. 

Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) của Hoa Kỳ đã khuyến cáo: đồ nhựa dùng một lần tuyệt đối không nên tái sử dụng và chỉ dùng với thực phẩm nguội.

Lời cảnh báo từ chuyên gia

Theo giáo sư Liao Kaiwei, Phó giáo sư Khoa An toàn thực phẩm tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc): “Chất hóa dẻo có thể được cơ thể bài tiết trong vài ngày, nhưng nếu ngày nào bạn cũng tiếp xúc, thì cơ thể sẽ liên tục tích tụ độc tố. Đó là lý do vì sao nồng độ chất hóa dẻo trong cơ thể người dân ở một số quốc gia lại cao vượt ngưỡng nguy hiểm.”

Giảm thiểu rủi ro do chất hóa dẻo không phải là điều quá khó. Việc thay đổi một vài thói quen nhỏ trong sinh hoạt hằng ngày – như sử dụng đồ dùng bằng thủy tinh, sứ hoặc inox, hạn chế tiếp xúc nhựa khi nhiệt độ cao – chính là chìa khóa bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.

Nguồn: edh.tw

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày