Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), loài giun đang được biết đến với tên Thelazia gulosa hay còn gọi là giun mắt lây truyền qua ruồi giấm T. gulosa sau khi ăn dịch tiết (hay còn gọi là dung dịch bôi trơn nhãn cầu) của gia súc. Từ đó, giun mắt xâm chiếm miệng ruồi, cho đến khi nó ăn thêm một lần nữa sẽ đưa T. gulosa vào túi kết mạc của vật chủ thứ hai trong mắt, nơi chúng tiếp tục phát triển.
Báo cáo trường hợp đầu tiên về nhiễm trùng được công bố trên Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Hoa Kỳ năm 2018 là một phụ nữ 26 tuổi ở Oregon. Cô cảm thấy khó chịu ở mắt trái và cảm giác có vật thể di chuyển trong mắt. Cuối cùng, 14 con giun mắt đã được loại bỏ khỏi mắt bệnh nhân sau 20 ngày chịu đựng.
Một phụ nữ 68 tuổi người có khả năng bị nhiễm giun mắt khi chạy bộ qua một vùng có ruồi bay đầy trước mặt.
Đây là trường hợp thứ hai trong lịch sử y khoa, được công bố hôm thứ 5 trong Bệnh truyền nhiễm lâm sàng. Theo đó, một phụ nữ 68 tuổi người có khả năng bị nhiễm giun mắt khi chạy bộ qua một vùng có ruồi bay đầy trước mặt. Sau đó, người phụ nữ này còn đập chết nhiều con ruồi đậu lên mặt mình và nhổ chúng ra khỏi miệng.
Người phụ nữ lần đầu tiên nhận thấy sự khó chịu trong mắt, giống như người phụ nữ trong báo cáo trường hợp đầu tiên vào đầu tháng 3 năm 2018. Sau khi dùng nước nhỏ mắt liên tục, bệnh nhân đã loại bỏ được 2 con giun tròn trong suốt đang di chuyển ra khỏi mắt. Ngày hôm sau, một bác sĩ nhãn khoa đã loại bỏ một con giun mắt thứ ba. Vài tuần sau đó, con giun mắt thứ tư cũng là con cuối cùng đã được loại bỏ ra khỏi mắt của bà. Tình trạng viêm kết mạc của nạn nhân sau đó mới từ từ khỏi.
Những con giun ký sinh này được bác sĩ nhãn khoa thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm y tế công cộng bang California, và sau đó đến Trung tâm kiểm tra bệnh ký sinh trùng của CDC. Tại đây, giới chuyên gia xác định đây là T. gulosa trưởng thành, hay còn gọi là giun mắt gia súc.
Giun mắt Thelazia lây truyền bằng cách nào?
Giun mắt Thelazia, chúng thường lây nhiễm từ động vật sang động vật thông qua một vật trung gian truyền bệnh là loài ruồi. Loài ký sinh trùng này thường có trên gia súc. Bệnh nhân đầu tiên đã bị nhiễm nó trong khi đến thăm một trang trại và tập cưỡi ngựa. Bệnh nhân thứ hai đã chạy đập mặt vào một đàn ruồi ở vùng nông thôn. Bởi vậy, khu vực nông thôn, gần với cơ sở chăn nuôi gia súc và có ruồi là một môi trường tiềm năng cho loài ký sinh trùng này lây nhiễm sang người. Cũng phải nói rằng tỷ lệ mắc giun mắt Thelaziasis ở người tính cho tới nay là cực kỳ hiếm.
May mắn thay, cả hai bệnh nhân đã hồi phục sau khi bị nhiễm giun mắt. Tuy nhiên, báo cáo từ trường hợp đầu tiên cho thấy, giun mắt T. gulosa có thể gây ra các biến chứng. Thỉnh thoảng, giun di cư trên bề mặt mắt và gây sẹo giác mạc, mờ đục và mù lòa.
Ruồi giấm T. gulosa sau khi ăn dịch tiết (hay còn gọi là dung dịch bôi trơn nhãn cầu) của gia súc sẽ làm sản sinh những con giun mắt đáng sợ này.
Phần khó hiểu nhất trong những trường hợp này, ngoài hai người phụ nữ có nhiều giun sống được lấy ra khỏi mắt là tỷ lệ nhiễm giun xuất hiện ở người. "Báo cáo trường hợp cho rằng loài giun này chỉ lây nhiễm cho con người đến giờ vẫn còn mơ hồ, chưa xác định", giới chuyên gia nhận định.
Tuy nhiên, báo cáo thừa nhận rằng trường hợp nhiễm trùng thứ hai ở Hoa Kỳ có thể là tin xấu. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bất kỳ sự khó chịu nào trong mắt bạn giống như một con giun đang ngoe nguẩy, hãy đến bác sĩ nhãn khoa kiểm tra càng sớm càng tốt.
Nguồn: Health, Sciencealert