Tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình hiện đại. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng thích hợp để trữ lạnh, nhất là khi để quá lâu. Một số loại dù rẻ tiền và quen thuộc nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ gây hại sức khỏe nếu tích trữ trong tủ lạnh sai cách, từ rối loạn tiêu hóa cho tới ngộ độc, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nghiêm trọng.
Dưới đây là 3 thực phẩm phổ biến mà các chuyên gia khuyên nên tránh tích trữ lâu trong tủ lạnh, nếu không muốn tự tay rước độc tố vào người.
Nhiều người nghĩ rằng cho khoai tây vào tủ lạnh sẽ giúp bảo quản lâu hơn. Nhưng thực tế, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao trong tủ lạnh lại là điều kiện lý tưởng khiến khoai tây nhanh chóng mọc mầm. Lúc này, chúng sinh ra solanine – một loại độc tố thần kinh có thể gây đau bụng, nôn mửa, chóng mặt và rối loạn thần kinh nếu ăn phải nhiều. Điều đáng lo ngại là solanine rất bền với nhiệt, không bị phá hủy hoàn toàn dù đun nấu kỹ.
Ảnh minh họa
Nếu tích lũy trong thời gian dài, solanine không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, thần kinh mà còn có thể gây tổn thương tế bào và tăng nguy cơ ung thư. Trong đó, gan là cơ quan dễ bị ảnh hưởng nhất do phải xử lý và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Tổn thương gan kéo dài có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan và ung thư gan – một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất hiện nay.
Với khoai tây, không nên để trong tủ lạnh mà chỉ cần bảo quản ở nhiệt độ thường ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Nếu vẫn muốn để thực phẩm này vào tủ lạnh, chỉ 3-5 ngày.
Rau củ muối chua vốn được xem là món ăn tiết kiệm, để được lâu. Nhiều người có thói quen để cả lọ trong tủ lạnh với hy vọng giữ được hương vị lâu hơn mà không bị chua gắt. Tuy nhiên, đây lại là sai lầm tiềm ẩn nguy cơ cho sức khỏe.
Trong quá trình lên men, rau củ muối sản sinh ra nitrit. Chất này có thể phản ứng với axit amin trong dạ dày để tạo thành nitrosamine – hợp chất đã được khoa học chứng minh có khả năng gây ung thư. Khi để rau muối trong tủ lạnh quá lâu, lượng nitrit không giảm mà có thể tiếp tục tích tụ. Việc ăn rau củ muối chứa nitrosamine lâu dài có thể làm tổn thương niêm mạc tiêu hóa, gây viêm mãn tính và biến đổi tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư nói chung. Trong đó, ung thư dạ dày là loại được ghi nhận phổ biến nhất do nitrosamine tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày.
Tốt nhất chỉ nên dùng rau củ muối trong 5–7 ngày sau khi muối. Dù bảo quản trong tủ lạnh, không nên để quá 1 tuần, vì nitrit có thể tiếp tục tăng. Nếu nước muối đổi màu, nổi váng trắng, có mùi lạ, tuyệt đối không nên ăn.
Đậu phộng, hạt hướng dương, hạt dưa, hạt điều... thường được mua nhiều để ăn dần, nhất là vào dịp lễ Tết. Vì vậy, nhiều người có thói quen cho vào tủ lạnh để giữ độ giòn và tránh hôi dầu. Nhưng nếu để lâu, nhất là khi không đậy kín, các loại hạt rất dễ hút ẩm và nấm mốc.
Ảnh minh họa
Nấm mốc ở hạt có thể sinh ra aflatoxin – một trong những chất gây ung thư mạnh nhất được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo. Chất này không thể bị phá hủy dù rang hay nấu ở nhiệt độ cao, lại có xu hướng tích tụ âm thầm trong cơ thể theo thời gian. Aflatoxin có thể làm hỏng DNA của tế bào, gây đột biến gen và thúc đẩy quá trình phát triển khối u. Tuy nó có khả năng gây nhiều loại ung thư, nhưng ung thư gan là loại nguy hiểm và thường gặp nhất do gan là nơi chuyển hóa, xử lý độc tố trực tiếp.
Nếu đã bóc vỏ hoặc rang, chỉ nên để trong tủ lạnh 2–3 tuần và cần bảo quản kín trong hộp thủy tinh hoặc túi zip tránh ẩm. Nếu thấy hạt có mùi mốc, vị đắng hoặc chua, phải bỏ ngay lập tức.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Family Doctor