3 sai lầm khi dạy con khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dễ "toang"

M.Tee, Theo Phụ nữ số 23:18 10/04/2025
Chia sẻ

Từ sự thiên vị, yêu thương quá mức đến nhiệt tình không cần thiết, những hành vi này có thể vô tình tạo ra khoảng cách và tổn thương sâu sắc trong gia đình.

Trong xã hội hiện đại, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không phải lúc nào cũng bền chặt. Đôi khi, chính cha mẹ lại là nguyên nhân khiến con cái cảm thấy xa cách và cô đơn.

Trong vòng 5 năm qua, số ca trầm cảm và lo âu liên quan đến mâu thuẫn gia đình đã tăng đến 73%, một con số đáng báo động. Điều này đặt ra câu hỏi: Tại sao những người thân thiết nhất lại dễ dàng gây tổn thương cho nhau đến vậy?

Nguyên nhân có thể nằm ở 3 hành vi phổ biến dưới đây mà nhiều cha mẹ thường không nhận ra cho đến khi đã quá muộn.

1. Thiên vị

Một người phụ nữ kể lại uất ức của mình: "Khi em trai tôi cưới, cha mẹ bán cả ngôi nhà cũ để lo tiền đặt cọc mua nhà. Còn tôi khi lấy chồng, chỉ nhận được... 2 chiếc chăn bông". Sự khác biệt đó không chỉ khiến cô tổn thương, mà còn khiến hai anh em trở nên xa lạ như người dưng.

Theo nghiên cứu của Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), 89% trẻ trong gia đình có hai con nhận ra cha mẹ chi tiêu cho anh chị em không đều, 65% mang theo nỗi buồn về sự thiên vị đó đến tận khi trưởng thành.

Sự thiên vị không cần phải lớn tiếng, chỉ một ánh nhìn, một lần lựa chọn cũng đủ để vết cắt ấy ăn sâu vào tim con trẻ.

3 sai lầm khi dạy con khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dễ "toang"- Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

2. Yêu thương quá mức

Cha mẹ nào cũng thương con nhưng nếu tình thương đó bị lẫn với sự kiểm soát, áp đặt, nó sẽ không còn là tình yêu mà trở thành xiềng xích vô hình, khiến con cái mệt mỏi, ngột ngạt, thậm chí trầm cảm.

Một lập trình viên 32 tuổi ở Trung Quốc đã cắt đứt liên lạc với bố mẹ suốt hai năm qua. Nguyên nhân bắt nguồn từ những kỷ niệm đau buồn trong quá khứ. Khi còn nhỏ, anh thường bị mẹ cấm cản trong chuyện tình cảm, bị lục soát cặp sách và kiểm tra sổ tay.

Thậm chí, mẹ anh còn đến trường để mắng mỏ anh trước mặt bạn bè. Khi trưởng thành, áp lực từ mẹ không hề giảm, khi bà liên tục thúc giục anh kết hôn và gọi điện cho từng cô đồng nghiệp mà bà cho là "khả nghi". Sự kiểm soát này được biện minh bằng tình yêu thương, khiến anh không còn lựa chọn nào khác ngoài việc rời xa gia đình.

Dấu hiệu điển hình của kiểu cha mẹ này là:

- Ép buộc con sống theo kỳ vọng (học trường này, chọn nghề kia).

- Gọi tên tình yêu là "hy sinh" nhưng lại đòi hỏi con phải "trả ơn".

- Theo dõi, kiểm tra, ghen tuông cả… các mối quan hệ bạn bè của con.

Tình yêu mang màu kiểm soát, dù xuất phát từ lòng tốt, cũng chỉ khiến con cái cảm thấy ngột ngạt, tuyệt vọng.

3 sai lầm khi dạy con khiến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái dễ "toang"- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. Nhiệt tình không cần thiết

Một bà ngoại 55 tuổi đã bày tỏ nỗi lòng khi cho biết: "Tôi ở nhà trông cháu giúp con gái nhưng chúng thường xuyên lớn tiếng mắng tôi". Khi được hỏi kỹ hơn, bà chia sẻ rằng mình đã từng cạo trọc đầu cháu vì nghĩ rằng trời nóng, tự ý áp dụng mẹo dân gian để trị sốt cho cháu và nhiều điều khác nữa. Những hành động này đã khiến con cái cảm thấy bức xúc và không hài lòng.

Việc giúp đỡ không đúng cách có thể vô tình khiến cha mẹ trở thành "người phá hoại" trong chính gia đình mình. Những vấn đề nhỏ có thể trở nên nghiêm trọng, dẫn đến rạn nứt trong mối quan hệ giữa mẹ con, vợ chồng và các thế hệ cháu chắt.

Máu mủ là mối liên kết bền chặt nhất nhưng không phải lúc nào cũng vững bền. Một lần tổn thương, một lần kiểm soát hay một lần thiên vị có thể khiến khoảng cách giữa các thành viên trong gia đình ngày càng xa. Để duy trì tình thân, cần có sự hiểu biết, tôn trọng và những giới hạn rõ ràng. Không thể lợi dụng danh nghĩa "cha mẹ" để gây tổn thương cho con cái mà không phải chịu trách nhiệm.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày