3 điều người EQ thấp hay "khoe" để lấy lòng sếp, người EQ cao không hé nửa lời: Tưởng lập công hóa ra tự hại mình, chặn đứng đường thăng tiến

Khánh Ngọc, Theo Đời sống Pháp luật 21:31 07/02/2025
Chia sẻ

Điều quan trọng nhất giúp bạn được sếp đánh giá cao nơi làm việc không phải là những tin tức về người khác mà chính là năng lực làm việc và khả năng giải quyết vấn đề của bạn.

Nơi làm việc rất phức tạp, nhiều mối quan hệ chống chéo. Nếu bạn muốn có mối quan hệ tốt với sếp, thì nên cẩn thận một chút. Một số người nghĩ rằng làm một số hành động nhỏ có thể khiến các nhà lãnh đạo đánh giáo cao họ với sự tôn trọng hơn. Trên thực tế, hành động, lời nói đưa chuyện không những chẳng đem lại lợi ích gì, mà thậm chí có thể là bạn đang "tự đào hố chôn mình".

Dưới đây là điều bạn không bao giờ nên nói trước mặt sếp, để không "giẫm phải mìn" và tự hủy hoại tương lai của mình.

Đừng kể xấu đồng nghiệp

3 điều người EQ thấp hay "khoe" để lấy lòng sếp, người EQ cao không hé nửa lời: Tưởng lập công hóa ra tự hại mình, chặn đứng đường thăng tiến- Ảnh 1.

 

Nhiều người cho rằng, việc chỉ ra khuyết điểm của đồng nghiệp như lười biếng, cẩu thả trong công việc,… là một việc có lợi cho công ty. Nhưng hầu hết các lãnh đạo lại không nghĩ như vậy. Nếu suốt ngày chỉ đem chuyện xấu của đồng nghiệp kể với lãnh đạo, bạn có thể bị đánh giá là một kẻ nhiều chuyện, phiền phức. Thông thường nhưng nhân viên hay buôn chuyện thường bị đánh giá là thiếu năng lực ổn định, là khơi nguồn của các cuộc chiến tranh nội bộ. Tất cả các sếp đều muốn bạn tập trung vào công việc chứ không phải làm "thám tử văn phòng". Những người càng hay buôn chuyện càng khó được đánh giá cao năng lực, không phù hợp với những việc lớn.

Mách "kẻ nói xấu sau lưng sếp"

Có rất nhiều lời đồn đại ở nơi làm việc, nhưng chắc hẳn sếp sẽ biết nhiều hơn bạn. Bạn có thể nghĩ rằng lãnh đạo của bạn chẳng biết gì cả và bạn háo hức "kể" cho họ nghe về những gì đồng nghiệp nói xấu sau lưng họ. Làm như vậy chỉ khiến mọi người nghĩ rằng bạn đang cố gây bất hòa. Thực ra, các nhà lãnh đạo không cần bạn phải nói điều này, họ có cách riêng để giải quyết mọi việc. Nếu bạn đem những chuyện vặt vãnh này kể với lãnh đạo, họ có thể nghĩ rằng bạn chưa trưởng thành, thậm chí coi bạn là "kẻ buôn chuyện".

3 điều người EQ thấp hay "khoe" để lấy lòng sếp, người EQ cao không hé nửa lời: Tưởng lập công hóa ra tự hại mình, chặn đứng đường thăng tiến- Ảnh 2.

Đừng quá phấn khích khi tiết lộ "tin độc quyền"

Một số người nghĩ rằng biết trước được một số "thông tin nội bộ" là 1 ưu thế và có thể khoe khoang với sếp ngay. Họ nghĩ rằng, những thông tin sớm này sẽ giúp họ được sếp ưu ái hơn. Nhưng thực tế thì mẹo này không có tác dụng.

Các nhà lãnh đạo đều biết rõ những điều này. Bạn nghĩ rằng bạn đang chia sẻ "tin tức độc quyền" với họ, nhưng sếp có thể nghĩ rằng bạn là người buôn chuyện. Thông tin chưa được xác minh không chỉ có thể khiến lãnh đạo của bạn hiểu lầm mà còn khiến bạn có vẻ không đáng tin. Điều các nhà lãnh đạo cần là thông tin chính xác có thể giúp họ đưa ra quyết định, chứ không phải những tin đồn vô căn cứ. Nếu bạn quá háo hức thể hiện, kết quả có thể phản tác dụng và khiến lãnh đạo mất lòng tin vào bạn.

Ở nơi làm việc, bạn phải thận trọng trong lời nói và hành động, đồng thời phải làm việc chăm chỉ. Có bao nhiêu người đã có cơ hội để tiến xa hơn, nhưng lại bỏ lỡ vì họ không đáng tin cậy trong lời nói và hành động.

Ở nơi làm việc, quy tắc khá đơn giản: đừng chỉ nghĩ cách làm hài lòng sếp hoặc tham gia vào những lời đàm tiếu trong văn phòng; điều quan trọng nhất là phải làm tốt công việc của mình. Các nhà lãnh đạo coi trọng nhất là những nhân viên có năng lực và có thể đảm nhận trách nhiệm, chứ không phải những người luôn soi mói lỗi ở người khác.

Ở nơi làm việc, bạn phải học cách im lặng, tập trung và hoàn thiện bản thân để có thể trở thành người không thể thay thế. Trong mắt các nhà lãnh đạo, không phải ai nói nhiều cũng có năng lực, chỉ có những người thực sự có thể đạt được kết quả trong công việc mới là người được các nhà lãnh đạo sẵn sàng trọng dụng.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày