Là bệnh nhân tiểu đường gần 15 năm, người phụ nữ ngoài 50 tuổi họ Lâm (sống tại Đài Loan, Trung Quốc) này cũng phải “chống chọi” với nguy cơ suy thận do biến chứng. Chuyên gia thận học người Trung Quốc Hong Yongxiang - bác sĩ điều trị của bà giải thích: “Đây là một trong những biến chứng nghiêm trọng và phổ biến nhất của tiểu đường. Lượng đường trong máu cao lâu ngày làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở cầu thận, khiến chức năng lọc bị suy giảm. Khi thận không lọc hiệu quả, chất thải tích tụ dần dẫn đến suy thận”.
Tiến sĩ Hong kể chi tiết hơn, khi bệnh nhân theo lời giới thiệu tìm đến ông để điều trị chuyên sâu hơn thì chỉ số lọc cầu thận (eGFR) giảm còn khoảng 50. Đây là mức báo động cho thấy nguy cơ tiến triển thành bệnh thận mạn. Bên cạnh đó, lượng microalbumin trong nước tiểu tăng cao, chứng tỏ thận đang rò rỉ protein - dấu hiệu điển hình của bệnh thận do tiểu đường.
Ảnh minh họa
Bên cạnh phác đồ điều trị kết hợp đa khoa, bà Lâm cũng bắt đầu chế độ ăn uống lành mạnh hơn. Ngoài những hướng dẫn thường thấy như tăng cường rau củ quả, giảm thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, kiểm soát nghiêm ngặt lượng đường, ăn thêm thực phẩm kháng viêm… thì Tiến sĩ Hong còn khuyên bà uống 1 loại nước mỗi ngày: cà phê đen không đường, khoảng 200ml (một cốc nhỏ hoặc 1 - 2 tách).
Kết quả là sau 3 tháng kiên trì, chỉ số lọc cầu thận của bà đã vượt mốc 60 - ngưỡng được xem là ổn định hơn và lượng microalbumin cũng giảm xuống đáng kể. Chỉ số đường huyết cũng thấp hơn, ổn định hơn. Chúng cho thấy tình trạng thận đang hồi phục, bệnh tiểu đường cải thiện theo chiều hướng tốt.
Theo chia sẻ của Tiến sĩ Hong, bà Lâm không phải bệnh nhân duy nhất được ông khuyến nghị uống cà phê đen mỗi ngày với lượng vừa đủ để cải thiện tiểu đường và chức năng thận. Nhưng khi tái khám lại sau 3 tháng, sự thay đổi của bà nhanh và tốt vượt ngoài mong đợi, khiến ông cũng phải bất ngờ.
Ông cũng nhấn mạnh, cách cải thiện bệnh thận, tiểu đường bằng cà phê đen là hoàn toàn có cơ sở khoa học, được nhiều nghiên cứu lâm sàng chứng minh. Tuy nhiên, đó là khi dùng đúng cách và điều độ, xem xét tùy trường hợp.
Bởi vì cà phê chứa hơn 1.000 hợp chất sinh học, trong đó có nhiều chất chống oxy hóa mạnh như axit chlorogenic. Là chất có khả năng giảm đề kháng insulin, hỗ trợ kiểm soát đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin trong cơ thể. Đây là yếu tố then chốt giúp phòng ngừa và ổn định bệnh tiểu đường loại 2.
Người uống cà phê đen đều đặn cũng được chứng minh là có nguy cơ suy thận thấp hơn. Do caffeine trong cà phê kích thích tuần hoàn máu, giúp tăng lọc máu qua thận mà không làm tăng áp lực cầu thận. Ngoài ra, cà phê còn có khả năng giảm viêm, là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây tổn thương tế bào thận ở người bị đái tháo đường lâu năm.
“Nếu uống đúng cách, cà phê đen có thể hỗ trợ kiểm soát đường huyết, làm chậm quá trình tổn thương cầu thận, giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường” - ông kết luận.
Ảnh minh họa
Không chỉ giúp cải thiện tình trạng thận và tiểu đường, Tiến sĩ Hong cho biết cà phê đen còn được chứng minh mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác. Có thể kể đến như giảm nguy cơ ung thư gan, giảm nguy cơ đột quỵ, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ giảm cân và chống trầm cảm. Tuy nhiên, để nhận được các lợi ích này mà không bị phản tác dụng, cần đặc biệt lưu ý cách uống:
- Chỉ nên uống điều độ: tối đa 2 ly cà phê đen nguyên chất mỗi ngày (tương đương 300-400mg caffeine).
- Tuyệt đối không thêm đường, sữa đặc hay kem béo. Là các thành phần này sẽ làm tăng đường huyết, gây phản tác dụng với bệnh nhân tiểu đường.
- Không uống khi bụng đói, nhất là vào buổi sáng sớm, vì có thể gây kích ứng dạ dày và làm hạ đường huyết nhanh.
- Không uống sau 15 giờ chiều, vì caffeine có thể gây mất ngủ, ảnh hưởng đến nội tiết và đường huyết.
- Không dùng cà phê dạng hòa tan 3 trong 1, vì thường chứa rất nhiều đường và chất phụ gia có hại.
- Người đang bị loét dạ dày, mất ngủ nặng, huyết áp quá cao hoặc phụ nữ mang thai không nên sử dụng cà phê.
- Khi mới bắt đầu, nên uống lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần, không nên uống quá nhiều một lúc. Quen rồi cũng uống từng ngụm nhỏ.
Nguồn và ảnh: Stheadline, Aboluowang