12 quy tắc vượt qua những hỗn độn trong cuộc sống

Quỳnh Anh, Theo Trí thức trẻ 19:40 02/08/2022
Chia sẻ

Vượt lên trật tự là cuốn sách nối tiếp tác phẩm bán chạy nhất thế giới của Jordan Peterson, 12 quy luật cuộc đời.

Trong Vượt lên trật tự, ông đưa ra thêm 12 quy tắc khác giúp cho cuộc sống hạnh phúc hơn, trọn vẹn hơn và thành công hơn. Nếu như 12 quy luật cuộc đời được coi là liều thuốc giải độc cho cuộc sống hiện đại thì Vượt lên trật tự đưa độc giả tiến xa hơn nữa. Cả trật tự lẫn hỗn loạn đều không mang lại cho bạn sự trọn vẹn. Vì vậy, 12 quy tắc của Giáo sư Peterson trong Vượt lên trật tự khuyến khích người đọc tiếp cận với lĩnh vực xa hơn. Đây là điều cần thiết để thích nghi với một thế giới luôn thay đổi.

QUY TẮC 1: ĐỪNG VỘI CHÊ TRÁCH THIẾT CHẾ XÃ HỘI HAY THÀNH TỰU SÁNG TẠO

Mặc dù Jordan Peterson tự mô tả mình về mặt chính trị là một người Anh theo chủ nghĩa tự do, ông khẳng định những người theo chủ nghĩa tự do cần nhớ rằng các thể chế xã hội đều có lý do để tồn tại. Sở dĩ các thể chế này được duy trì trong thời gian dài là bởi chúng đem lại nhiều lợi ích. Đồng thời, Jordan Peterson đưa ra lời khuyên cho những người bảo thủ. Dẫu cho các thể chế xã hội là quan trọng, những người bảo thủ vẫn nên cởi mở với những tư tưởng và cách suy nghĩ mới. Chúng ta không nên gạt ra ngoài lề những người đang tìm cách cải thiện và đổi mới cách thức hoạt động của xã hội. Thế giới sẽ thay đổi, và bạn phải sẵn sàng để thích ứng.

Vì vậy, giáo sư Peterson đề nghị độc giả hãy xem các cá nhân thành công và những phát minh sáng tạo là nguồn cảm hứng. Tất cả các xã hội thịnh vượng đều có hệ thống phân cấp từ dưới lên. Cấu trúc này tác động lên thế giới chỉ khi bạn chấp nhận sự cân bằng của xã hội. Một khi bạn chấp nhận sự cân bằng này, bạn phải tìm kiếm ra các giải pháp có lợi. Tuy nhiên, chỉ có những giải pháp cho các vấn đề quan trọng có thể được tái diễn mà không bị phân rã qua các lần lặp lại là khả thi.

Đừng vội chê trách thiết chế xã hội hay thành tựu sáng tạo, hãy để những nhà cải cách truyền cảm hứng cho bạn!

12 quy tắc vượt qua những hỗn độn trong cuộc sống  - Ảnh 1.

QUY TẮC 2: HÌNH DUNG CON NGƯỜI MÀ BẠN CÓ THỂ TRỞ THÀNH VÀ NỖ LỰC HƯỚNG TỚI CON NGƯỜI ẤY

Tâm trí của bạn có khả năng thay đổi bản ngã tương lai của bạn. Ở quy tắc thứ Hai, Giáo sư Jordan Peterson đã mô tả trí tưởng tượng là chìa khóa để chúng ta tự hoàn thiện bản thân. Những cá nhân thành công nhất là những người có tầm nhìn về những điều chưa ai từng thấy hoặc chưa từng được làm trước đây. Họ thách thức trật tự xã hội và đưa ra sự hỗn loạn của họ. Tất cả chúng ta đều là sự kết hợp của bản năng và văn hóa. Từ khía cạnh văn hóa, một câu chuyện tuyệt vời có khả năng truyền cảm hứng cho chúng ta với một động lực vô song. Đó là lý do tại sao trí tưởng tượng của chúng ta là một tài sản vô giá. Nó cho phép chúng ta tự nguyện đối đầu với những ẩn số của thế giới xung quanh.

Vì vậy, hãy khuyến khích trí tưởng tượng của bạn và sử dụng năng lực hình dung của mình để biến những ý tưởng này thành hiện thực.

QUY TẮC 3: ĐỪNG GIẤU NHỮNG ĐIỀU BẠN KHÔNG MONG MUỐN SAU MÀN SƯƠNG

Quy tắc thứ Ba là nơi Giáo sư Peterson đã mô tả nỗi sợ hãi của chúng ta khi lớn lên. Nhiều người hoài niệm về những năm tháng tuổi trẻ khi hầu hết mọi thứ thật dễ dàng và niềm tin vẫn chưa bị phá vỡ. Khi lớn lên, nhiều người trong chúng ta trở nên sợ hãi bản thân, sợ hãi người khác và sợ chính thế giới mà chúng ta đang sống. Theo Jordan Peterson, những khoảng thời gian đen tối trong cuộc đời của bạn giống như những lớp sương mù. Chúng ta sợ không biết mình muốn gì hoặc dù biết chính xác mình muốn gì nhưng lại không thể đạt được nó. Chúng ta lo rằng mình sẽ thất bại. Cuối cùng, chúng ta thường kinh hãi khi định nghĩa thất bại. Đó là bởi khi không thành công, chúng ta chẳng có ai khác để đổ lỗi ngoài bản thân mình. Hậu quả của điều này là chúng ta không để bản thân thấu hiểu những gì mình muốn.

Bên cạnh đó, ta cũng lo sợ người khác biết được những khao khát của bản thân. Điều này là do:

Lo sợ người khác sẽ nói cho ta biết những gì mình muốn, dẫu rằng ta đang mong rằng mình không biết;

Những người này có thể ngăn cản chúng ta thực hiện mong muốn của mình.

Theo Jordan Peterson, mọi người có xu hướng che giấu những thứ họ không thích trong cái gọi là sương mù. Màn sương mù này là sự khước từ việc xem xét cảm xúc khi chúng xuất hiện và không thể truyền đạt chúng tới bản thân và những người xung quanh bạn. Nếu muốn thành công, bạn phải nhận ra và có khả năng truyền tải cảm xúc liên quan đến những thứ bạn muốn và không muốn làm. Nếu làm được điều này, bạn và những người thân yêu của bạn có thể giúp bạn xác định mục đích của mình. Điều này đặc biệt quan trọng vì Giáo sư Peterson tin rằng không có mục đích thì sẽ không có hạnh phúc.

Một khi bạn xác lập được mục đích, bạn nên nỗ lực hết sức mình để đạt được mục đích đó. Hãy tự hỏi bản thân rằng bạn sẵn sàng làm việc chăm chỉ đến mức nào để đạt được những điều bạn đam mê. Mức độ nỗ lực mà bạn dành cho niềm đam mê của mình sẽ quyết định liệu nó có thể trở thành một mục đích hiệu quả hay không.

Dù cuộc sống có thể khiến chúng ta sợ hãi việc trưởng thành, cũng đừng giấu những điều bạn không mong muốn sau màn sương.

12 quy tắc vượt qua những hỗn độn trong cuộc sống  - Ảnh 2.

QUY TẮC 4: HÃY NHỚ, CƠ HỘI ẨN NẤP NƠI TRÁCH NHIỆM BỊ PHỦI BỎ

Sẵn sàng đảm nhận trách nhiệm mang lại cơ hội để bạn trở nên xuất sắc trong những lĩnh vực mà những người khác đã từ bỏ. Mọi người có xu hướng trốn tránh và trì hoãn trách nhiệm vì họ đang tìm kiếm những cách dễ dàng hơn để thỏa mãn mong muốn của mình. Một ví dụ điển hình của điều này là mạng xã hội. Số lượt thích, người đăng ký và bình luận bơm cho chúng ta một liều dopamine tức thì. Trong khi đó, khi chúng ta làm những công việc cần thiết, chúng ta được tiếp xúc với nhiều cơ hội hơn. Thông thường, chúng ta sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn vào ngày mai khi biết hy sinh những thú vui của ngày hôm nay. Cuối cùng thì, không gì có thể so sánh được với cảm giác khi ta đạt được mục tiêu của mình. Những trách nhiệm dù có kinh khủng đến đâu cũng tạo ra những con đường đầy ý nghĩa thúc đẩy hạnh phúc.

Chịu trách nhiệm sẽ thúc đẩy hạnh phúc.

QUY TẮC 5: ĐỪNG LÀM NHỮNG ĐIỀU MÀ BẠN CĂM GHÉT

Giáo sư Jordan Peterson cho rằng cuộc đời này quá ngắn để dành thời gian làm những thứ bạn ghét. Dù sẽ có lúc phải vượt qua thử thách nhưng bạn không nên định trước để làm những việc không theo ý mình. Ví dụ như bạn nên tìm một nghề nghiệp mà bạn yêu thích. Công việc chiếm thời gian của bạn nhiều đến mức thật vô lý nếu theo đuổi một nghề nghiệp khiến bạn khổ sở.

Hãy làm công việc mà bạn yêu thích.

QUY TẮC 6: HÃY BUÔNG BỎ NHỮNG ĐỊNH KIẾN

Quy tắc này khuyên bạn nên tránh xa các hệ tư tưởng khắt khe. Mặc dù chúng ta nên tôn trọng những tư tưởng vững vàng đã trụ được qua thử thách của thời gian, nhưng ta không thể tuân theo chúng một cách mù quáng. Thay vào đó, dù vẫn tôn trọng mọi người cùng với tư tưởng của họ, chúng ta vẫn cần phải thử thách chúng. Song song với đó, việc cởi mở với những người có quan điểm đối lập sẽ đem lại ích lợi cho chúng ta. Thế giới hiện tại đã không còn là nơi chỉ ý kiến của bản thân mới được coi là tốt đẹp. Dẫu vậy, có một vấn đề xảy đến là những người có quan điểm khác nhau sẽ bị coi là kẻ thù. Điều này đưa ta đến một thế giới tưởng tượng, nơi chúng ta phải chiến đấu với những kẻ thù bao quanh đang muốn tiêu diệt mình. Điều tương tự đang xảy ra với nền chính trị hiện đại. Tin tốt là chúng ta có thể thay đổi nó bằng cách tôn trọng tư tưởng của người khác thay vì chỉ chấp nhận hoặc từ chối chúng.

Giải pháp cho vấn đề mù quáng tuân theo hệ tư tưởng là tập trung vào những nhiệm vụ nhỏ mà chúng ta có thể giải quyết ở cấp độ cá nhân. Kế đến, chúng ta phải chịu trách nhiệm cho kết quả của các hành động của mình. Cụ thể, Giáo sư Peterson khuyên bạn nên khiêm tốn lại bằng cách dọn dẹp căn phòng và chăm sóc gia đình. Những trách nhiệm cá nhân này mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của bạn mà không cần đến Chúa và một hệ tư tưởng nào cả. Nếu bạn tìm thấy điều gì đó quan trọng với bản thân và cam kết thực hiện nó, bạn sẽ cảm thấy trọn vẹn. Một khi bạn thuần thực với những trách nhiệm này, bạn có thể bắt đầu xem xét giải quyết các vấn đề lớn hơn, có tác động đến nhiều người hơn.

Đừng bao giờ tuân theo những tư tưởng một cách mù quáng.

12 quy tắc vượt qua những hỗn độn trong cuộc sống  - Ảnh 3.

QUY TẮC 7: HÃY LÀM HẾT SỨC MÌNH VÀ XEM KẾT QUẢ

Nếu không chịu được áp lực, đừng mong có kim cương.

Giáo sư Peterson dùng kim cương như một phép ẩn dụ để lý giải tầm quan trọng của việc lao động chăm chỉ. Than đá dưới nhiệt độ và áp suất cực cao có thể biến thành kim cương, một trong những vật chất cứng và đẹp nhất trên thế giới. Vì vậy, hãy tự làm việc thật chăm chỉ và đợi xem thành quả mang tới cho bạn là gì.

QUY TẮC 8: HÃY TRANG TRÍ THẬT ĐẸP MỘT CĂN PHÒNG TRONG NHÀ

Quy tắc này được Giáo sư Peterson xây dựng dựa trên một trong những đặc điểm cơ bản trong cuốn sách đầu tiên của mình: 12 Quy luật cuộc đời. Trong cuốn sách đầu tiên, Jordan Peterson nói về cách bạn phải sắp đặt ngôi nhà của mình trong một trật tự hoàn hảo trước khi giúp đỡ người khác. Một ví dụ thực tế cho điều này là hãy đảm bảo phòng ngủ của bạn thật sạch sẽ trước khi làm bất cứ điều gì khác. Jordan Peterson tin rằng việc dọn dẹp phòng ốc đẹp nhất có thể không chỉ đơn thuần hữu ích vì lý do thẩm mỹ. Căn phòng này thực sự có thể trở thành một nguồn động lực. Ông tin rằng chúng ta có thể học cách nhìn nhận thế giới từ sự đẹp đẽ. Cuối cùng, một căn phòng ngăn nắp sẽ trở thành động lực để bước ra thế giới không hoàn hảo của chúng ta và khiến cho nó trở nên tốt đẹp hơn.

Jordan Peterson cũng lưu ý rằng cái đẹp có thể trở nên đáng sợ. Nếu chúng ta được bao quanh bởi những thứ đẹp đẽ thì các khuyết điểm của chúng ta sẽ càng trở nên nổi bật. Điều đó nói lên rằng, chỉ cần có một căn phòng trong nhà đẹp đẽ và gọn gàng sẽ mang lại cho bạn sự cân bằng, ở đó bạn sẽ không cảm thấy bị lấn át nhưng lại luôn được nhắc nhở phải xem xét về những gì bạn và thế giới có thể cải thiện.

Hãy bắt đầu ngày mới bằng cách thu dọn thật đẹp căn phòng của mình.

QUY TẮC 9: CẨN THẬN VIẾT RA TẤT CẢ NHỮNG KÝ ỨC CÒN KHIẾN BẠN SẦU KHỔ

Các bạn trỏe ngày nay thường nói: "Sau cùng, thứ giết chết chúng ta chính là kỷ niệm". Những kỷ niệm có thể là thủ phạm hoặc nạn nhân khiến bạn đau buồn. Dù thế nào đi chăng nữa, cũng không nên để những kỷ niệm này ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại của bạn. Cách tốt nhất để giải quyết những cảm xúc này là hãy viết chúng ra một cách cẩn thận và chi tiết. Điều này cho phép bạn ở một vị trí tốt hơn để đối mặt với cảm xúc của mình và ngăn chúng ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Nếu bạn bị ảnh hưởng bởi một ký ức về mặt cảm xúc, nghĩa là bạn đã không xử lý nó một cách triệt để. Làm cho những ký ức này trở nên rõ ràng và viết ra càng nhiều chi tiết càng tốt sẽ giúp tăng tốc quá trình xử lý.

Đừng để ký ức ngăn cản bạn phát triển.

12 quy tắc vượt qua những hỗn độn trong cuộc sống  - Ảnh 4.

QUY TẮC 10: HÃY NỖ LỰC THẬT NHIỀU ĐỂ GIỮ SỰ LÃNG MẠN TRONG QUAN HỆ VỢ CHỒNG

Hầu hết mọi người đều dựa vào trực giác và đam mê để duy trì các mối quan hệ của mình. Tuy nhiên, những cách tiếp cận này thường thiếu nhất quán và cuối cùng sẽ dẫn đến một mối quan hệ không hạnh phúc. Vì vậy, thay vào đó, Giáo sư Peterson khuyên bạn nên biết cách sẵn sàng lắng nghe và dàn xếp. Điều này sẽ cho phép bạn truyền tải mong muốn của mình với bạn đời tốt hơn. Hãy đáp lại thật nghiêm túc nếu người bạn đời không thực sự chia sẻ với bạn.

Bạn cũng đừng ngây thơ cho rằng vẻ đẹp của tình yêu sẽ gánh vác mối quan hệ của bạn. Các mối quan hệ đòi hỏi sự chăm chỉ và bạn luôn cần nỗ lực hết mình. Bạn nên phân chia các nhiệm vụ gia đình theo cách mà cả hai đều chấp nhận được. Vì vậy, đừng biến mình thành nô lệ, nhưng cũng đừng mong đợi người bạn đời sẽ phải làm nhiều hơn mà không gây ra điều gì đáng tiếc.

Cuối cùng, Giáo sư Peterson chỉ ra một thay đổi quan trọng thiết yếu mà tất cả đều nên thực hiện, đó là hãy trò chuyện với nhau ít nhất 90 phút mỗi tuần. Đó là khoảng thời gian rất cần thiết để giúp mối quan hệ nảy sinh những khoảnh khắc lãng mạn và thân mật.

Hãy chia sẻ nhu cầu với người bạn đời.

QUY TẮC 11: ĐỪNG RƠI VÀO HỐ SÂU CỦA OÁN HẬN, DỐI TRÁ VÀ KIÊU NGẠO

Loài người luôn gắn với những điều không chắc chắn. Tạo hoá có thể làm tổn thương chúng ta theo những cách đau đớn. Xã hội và những hành vi xấu xa của các cá nhân có thể khiến chúng ta đau khổ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể trở thành người tốt hay xã hội không thể được cải thiện. Nếu tất cả chúng ta đều biết kiềm chế sự oán giận, gian dối và kiêu ngạo của mình, thế giới sẽ là một nơi vô cùng tươi đẹp. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân trước những thứ tiêu cực này là hãy luôn cần cù và có mục đích. Tìm ra mục đích sống của bạn và từ chối sự oán giận, lừa dối và kiêu ngạo.

Hãy tìm mục đích sống để luôn luôn tích cực.

12 quy tắc vượt qua những hỗn độn trong cuộc sống  - Ảnh 5.

QUY TẮC 12: HÃY GIỮ THÁI ĐỘ BIẾT ƠN DÙ CHỊU NHIỀU ĐAU KHỔ

Chúng ta thường yêu người khác bất chấp những hạn chế của họ. Giáo sư Peterson khuyến khích người đọc hãy ngẫm nghĩ về sự đau khổ của mình theo cách tương tự. Chúng ta có thể biết ơn sự tồn tại của mình bất chấp những đau khổ xảy đến. Đồng thời, cũng có thể biết ơn sự đau khổ đã làm cho những trải nghiệm về tình yêu, hạnh phúc và sự tin tưởng của chúng ta trở nên đặc biệt hơn. Biết ơn những đau khổ của bạn có thể giúp bạn tìm ra liều thuốc giải độc cho vực thẳm và bóng tối.

Hãy biết ơn những đau khổ của bạn.

***

Nếu 12 Quy luật cuộc đời giống như quan niệm về Âm Dương, mô tả tầm quan trọng của trật tự trong một thế giới hỗn loạn thì Vượt lên trật tự nhấn mạnh rằng một chút hỗn loạn là điều cần thiết cho sự đổi mới và thay đổi tích cực. Mặc dù Cánh tả cần hiểu rằng các thể chế xã hội của chúng ta được thử thách, nhưng Cánh hữu cũng cần chấp nhận rằng sự sáng tạo, thay đổi và đổi mới là điều cần thiết trong một thế giới đầy hỗn loạn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày