Củ riềng là loại gia vị phổ biến trong mọi căn bếp Việt. Loại củ này không chỉ là giúp các món ăn thêm phần thơm ngon mà còn là loại "tiên dược" giúp phòng tránh và ngăn ngừa nhiều chứng bệnh khác nhau. Củ riềng được dùng cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền để làm thuốc với những công dụng chính như sau:
1. Kiểm soát đường huyết
Củ riềng là một trong những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Chiết xuất của củ riềng được chứng minh có thể ức chế chuyển hóa carbohydrate, hoạt động kiểm soát glucose của loại gia vị này cũng cũng không kém thuốc trị đái tháo đường tổng hợp. Bên cạnh đó, các bộ phận của củ riềng có thể kích thích tái tạo các tế bào và tiết insulin trong tuyến tụy.
Tuy nhiên, những người bị bệnh tiểu đường vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi tiêu thụ loại gia vị này để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Chống ung thư
Nhờ đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, củ riềng giúp hỗ trợ giảm thiệt hại gây ra cho DNA bởi các gốc tự do và các yếu tố độc hại khác. Galanin trong loại củ này đóng vai trò trung tâm trong việc ngăn ngừa sự tấn công của ung thư vì nó điều chỉnh hoạt động của enzyme và phá hủy độc tính gen. Một cuộc nghiên cứu ở Anh thực hiện với những người bị khối u ở phổi và vú cho thấy củ riềng có những đặc tính chống ung thư vô cùng hiệu quả. Do đó, bổ sung loại gia vị này vào các món ăn hàng ngày cũng sẽ có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa ung thư cho gia đình bạn.
3. Tăng cường tuần hoàn máu
Củ riềng có khả năng loại bỏ chất độc và cải thiện sự tuần hoàn máu. Kết quả là có thêm dưỡng chất cung cấp cho mô da. Loại củ này cũng có thể được dùng cho da đầu để thúc đẩy tăng trưởng tóc do nó có khả năng tăng cường sự tuần hoàn máu.
4. Tốt cho xương khớp
Không chỉ tốt cho tiêu hoá, riềng còn có tác dụng giảm đau xương khớp. Nghiên cứu cho thấy củ riềng chứa các đặc tính kháng viêm giúp nó trở thành một phương thuốc trị bệnh viêm khớp dạng thấp hiệu quả. Ngoài ra, trong dân gian vẫn dùng riềng ngâm rượu để xoa bóp, chữa đau nhức cơ thể, xương khớp, đau thần kinh tọa.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Công dụng phổ biến và lâu đời nhất của củ riềng là chữa đau bụng. Ngoài ra, nó cũng có thể được dùng để giảm ói mửa, tiêu chảy và nấc cụt. Người bị tỳ vị hư hàn hay có triệu chứng bụng sôi, khó tiêu, bụng đau râm ran, đại tiện phân lỏng do ăn uống không điều độ, ăn nhiều thức ăn sống, lạnh, cay, uống rượu, hút thuốc… có thể dùng 1 củ riềng nhỏ khoảng 12g thêm lá lốt, lá ổi, gừng tươi, sắc uống ngày 2-3 lần, uống thuốc khi thấy hết triệu chứng thì dừng.
2 loại gia vị khác cũng giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả
Cùng với củ riềng, 2 loại gia vị quen thuộc dưới đây cũng có công dụng tích cực trong việc kiểm soát đường huyết, tốt cho người tiểu đường:
1. Nghệ
Nghệ hay còn gọi là uất kim, khương hoàng là một vị thuốc cổ truyền có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu, chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu của bạn ở mức ổn định. Các hợp chất từ của nghệ cũng được chứng minh giúp cơ thể giảm tình trạng kháng insulin – khiến tăng lượng đường huyết của bạn.
2. Gừng
Trong Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, dạng tươi được gọi là sinh khương, dạng khô gọi là can khương. Đây là vị thuốc quý có sẵn trong vườn nhà nhưng không phải ai cũng biết để tận dụng.
Một số nghiên cứu đã chứng minh bổ sung gừng giúp cải thiện tình trạng kháng insulin và tỷ lệ trao đổi chất. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân mắc tiểu đường loại 2, gừng có thể giúp giảm lượng đường trong máu lúc đói. Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng ăn bột gừng có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ đó làm giảm tỉ lệ biến chứng thận, nhất là ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
(Tổng hợp)