Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: "Cuối cùng con cũng làm được rồi"

Văn Tiên, Theo Trí Thức Trẻ 19:53 05/01/2020

Không có tay cũng chẳng có chân nhưng cô bé chim cánh cụt vẫn sống rất mạnh mẽ, lạc quan. Đến với đường chạy 5km trong khuôn khổ Giải marathon TP.HCM 2020, một lần nữa Hoài Thương đã chiến thắng chính bản thân mình trước sự trợ giúp của mẹ và tất cả mọi người.

Tiếp theo sự thành công của Sáng kiến Màu cam tại Giải việt dã TP.HCM năm 2019, sáng 5/1/2020, Quỹ "OI Marathon: Chạy vì/với Người khuyết tật" đã phối hợp với Giải HCMC Marathon tổ chức giải chạy với sự tham gia của 50 thành viên.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: "Cuối cùng con cũng làm được rồi"

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 2.

Có tất cả 50 thành viên đã tham gia đường chạy sáng 5/1.

Nụ cười lạc quan, vui vẻ của các thành viên trước giờ xuất phát.

Ở giải lần này, các thành viên đến từ Hội Da cam Huyện Củ Chi, Mái ấm Khuyết tật An Phúc, Trung tâm Khiếm thính CED, Trường Phổ thông Đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu... đã tham gia hết mình trên đường chạy 5km. Dẫu mang trong mình nhiều khiếm khuyết như khiếm thị, khiếm thính, xương thủy tinh, down, khuyết tật vận động... nhưng từng thành viên đều cố gắng "vượt lên chính mình" để hoàn thành đường chạy.

Có mặt từ sáng sớm, em Nguyễn Hoài Thương (12 tuổi, ngụ ấp Cây Sộp, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi) cho biết đây là lần đầu tiên em cùng mẹ đến tham gia đường chạy. Hoài Thương là con gái thứ 2 của vợ chồng anh Nguyễn Văn Lợi và chị Trần Thị Cẩm Giang.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 4.

Được sự hỗ trợ của mẹ, bé Hoài Thương tự tin chinh phục đường chạy.

Hình ảnh người mẹ nắm tay cô bé chim cánh cụt trên đường chạy khiến rất nhiều người xúc động.

Dù không có tay cũng chẳng có chân nhưng Hoài Thương vẫn sống rất mạnh mẽ, lạc quan, lúc nào cũng nở nụ cười. Năm 4 tuổi, cô bé "chim cánh cụt" đã có thể tự ăn uống, đi lại và làm nhiều việc cá nhân. Bây giờ, em có thể nhặt rau, nấu cơm và giúp mẹ rất nhiều việc nhà.

Nắm lấy tay mẹ trước giờ xuất phát, Hoài Thương tâm sự: "Chắc con không dám chạy đâu, chân con không có, con không chạy được 5km, con sợ lắm".

Được sự động viên của mẹ, và đặc biệt là của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM (HPDF), Hoài Thương đã tự tin nắm lấy tay mẹ để cùng nhau vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân, hoàn thành xuất sắc nội dung 5km. "Cuối cùng con cũng làm được rồi, con vui lắm" Hoài Thương xúc động khi về đích.

Những bước chạy đầy cố gắng của các thành viên đến tham dự đường chạy sáng 5/1.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 7.

Chị Lê Thị Phương đã nỗ lực hết mình để hoàn thành đường chạy 5km một cách xuất sắc.

Có mặt trên đường chạy, chị Lê Thị Phương (34 tuổi, ngụ Bình Thạnh) cho biết dù rất mệt nhưng chị đã vượt qua chính bản thân mình. "Chị vui lắm, đây là lần đầu tiên chị tham gia, trước giờ chị có chạy như thế này đâu, nó giúp chị rèn luyện sức khỏe nữa", chị Phương nói.

Theo bà Tôn Nữ Thị Ninh, bà mong muốn người khuyết tật cũng phải được nhìn nhận như những người bình thường khác. Việc kết hợp chạy marathon cùng chung với những vận động viện khác để những người khuyết tật cảm thấy họ được tham gia cùng, được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục cố gắng.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 8.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ về hoạt động ý nghĩa mà chương trình mang lại cho cộng đồng người khuyết tật, chất độc da cam.

"Mọi người đều mong muốn vượt lên chính bản thân mình, có giá trị tinh thần rất lớn. Không hẳn đến tham gia phải đạt thành tích, điều quan trọng là những người khuyết tật được tham gia, được cố gắng cùng chạy 5km. Như bé Hoài Thương, lúc đầu bé rất sợ, không dám chạy nhưng cuối cùng với sự khuyến khích của mẹ, mọi người thì bé lại hồ hởi tham gia, đó là tinh thần mà chúng tôi muốn lan tỏa", bà Ninh cho biết.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Chủ tịch HPDF trao giấy chứng nhận cho các thành viên tham gia.

Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, hiện nay tại Việt Nam ước tính có hơn 6 triệu người, tức gần 8% dân số cả nước đang sống chung với khuyết tật. Trong số đó nạn nhân chất độc màu da cam và con cái của họ chiếm tỷ lệ không nhỏ. Trong cuộc chiến 50 năm trước, thuốc diệt cỏ mang tên chất độc màu da cam đã bị rải xuống Việt Nam. Hệ quả là đến tận ngày nay một số không nhỏ trẻ sinh ra bị bệnh bẩm sinh mà gia đình bất lực đối phó.

Với mong muốn nhân đạo nhằm nâng cao ý thức và sự đồng cảm của cộng đồng với những nỗ lực, phấn đấu của người khuyết tật/nạn nhân chất độc da cam (PWD/AOS) vượt lên trên hoàn cảnh và điều kiện khó khăn của bản thân và hỗ trợ họ vươn lên và hòa nhập xã hội, Quỹ Hòa bình và Phát triển TP.HCM (HPDF) triển khai chương trình Sáng kiến Màu cam (OI) với nhiều hoạt động ý nghĩa.

Dưới đây là một số hình ảnh của 50 thành viên trên đường chạy 5km sáng nay.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 10.

Bé Hoài Thương vừa chạy vừa xoay người rất tự tin.

Đây là hoạt động có ý nghĩa động viên rất lớn đối với người PWD/AOS.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 12.

Hai anh em Trang Bảo Thơ (8 tuổi) và Trang Trọng Trí (9 tuổi) đến từ Củ Chi rất vui vì đã vượt qua chặng đường 5km để về đích cùng các bạn.

Mọi người xem nhau như một gia đình, vui vẻ trò chuyện với nhau.

Ca sĩ, diễn viên Minh Hằng cũng đến tham dự sự kiện và trò chuyện cùng bé chim cánh cụt Hoài Thương.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 15.

Chị Nguyễn Thị Minh Tâm (ngụ Đồng Tháp, giáo viên) cho biết sau 11 năm kể từ khi bị tai nạn kinh hoàng, chị rất tự tin khi hiện tại đã đứng vững chỉ với một chân. Chị mong muốn tiếp thêm sức mạnh, động lực để các bạn không may bị khiếm khuyết cơ thể cố gắng vươn lên, không đầu hàng số phận.

Những người khuyết tật sẽ không còn phải độc bước một mình, bởi sau lưng họ luôn có sự giúp đỡ của rất nhiều người đồng hành, đặc biệt là dự án Sáng kiến Màu cam.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 18.

Được sự hỗ trợ, các bạn nhỏ cũng đã về đích trong sự reo hò của nhiều người.

Đối với số đông, chặng đường 5km có thể không mang lại quá nhiều trở ngại. Nhưng với người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam, cùng với những khiếm khuyết trên cơ thể, việc hoàn thành chặng đường 5km cần một nỗ lực phi thường.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 20.

Chương trình tổng kết và tuyên dương 3 người khuyết tật, trong đó bé Hoài Thương, chị Phương và Lê Ngọc Thương (17 tuổi) được vinh danh vì nỗ lực vượt lên chính mình.

Xúc động cô bé chim cánh cụt Hoài Thương nắm tay mẹ trên đường chạy 5km: Cuối cùng con cũng làm được rồi - Ảnh 22.

Các thành viên "Sáng kiến màu cam" chụp hình sau buổi chạy 5km.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày