Xem x-quang xương của "bà cụ 80 tuổi" bị gãy đốt sống, bác sĩ ngớ người khi biết bệnh nhân mới ngoài đôi mươi

Ngọc Ái, Theo Phụ nữ mới 00:00 20/10/2024
Chia sẻ

Nếu cho rằng loãng xương là bệnh của người già thì bạn đã lầm. Đôi khi, tuổi thật của bạn là ngoài đôi mươi nhưng tuổi xương tương đương bà lão.

Chị Hầu (Chiết Giang, Trung Quốc) mới trải qua sinh nở ở tuổi 27. Sau sinh, chị bất ngờ cảm thấy đau nhức dữ dội ở vùng lưng dưới mà không hề gặp phải va đập hay chấn thương nào. Cơn đau khiến chị không thể đứng dậy và phải đến Bệnh viện Liên kết số 1 của Đại học Ninh Ba (Chiết Giang, Trung Quốc) kiểm tra. Sau khi chụp x-quang và MRI, bác sĩ thông báo rằng chị bị gãy xương ở đốt sống ngực và thắt lưng do loãng xương nghiêm trọng.

Xem x-quang xương của "bà cụ 80 tuổi" bị gãy đốt sống, bác sĩ ngớ người khi biết bệnh nhân mới ngoài đôi mươi- Ảnh 1.

Người phụ nữ 27 tuổi bị gãy nhiều đốt xương do loãng xương sớm sau sinh nở (Ảnh BV cung cấp)

Nghe vậy, chị Hầu vô cùng tức giận. Chị làm loạn và yêu cầu gặp trưởng khoa xương khớp của bệnh viện vì cho rằng mình bị chẩn đoán nhầm. Theo chị, loãng xương là bệnh chỉ có ở người già. Tiến sĩ Hạ Đông Đông của bệnh viện giải thích cố gắng giải thích nhưng chị Hầu trở nên nhạy cảm và không chịu lắng nghe. Đến khi ông phải quát lên: “Cô bị loãng xương sớm, cô 27 tuổi nhưng mật độ xương của cô tương đương người ngoài 80 tuổi” thì chị chết lặng rồi òa khóc tại chỗ.

Tiến sĩ Hạ cũng giải thích, loãng xương không phải chỉ là bệnh người già. Ngày nay, loãng xương trẻ hóa nhanh và loãng xương sớm ở tuổi đôi mươi như chị Hầu không hề hiếm. Đặc biệt, loãng xương khi mang thai và cho con bú là một căn bệnh nghiêm trọng, dù hiếm nhưng có thể xảy ra ở phụ nữ trẻ giống như chị.

Lý do là trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ phải cung cấp nhiều canxi cho thai nhi. Nếu không bổ sung đủ, cơ thể mẹ sẽ bị thiếu hụt canxi và dẫn đến loãng xương. Khi cho con bú, lượng canxi tiếp tục được chuyển qua sữa, khiến phụ nữ dễ bị loãng xương hơn.

Các dấu hiệu loãng xương sớm cần chú ý

Tiến sĩ Hạ cảnh báo: “Loãng xương khiến xương dễ gãy ngay cả khi không có tác động mạnh. Loãng xương ở phụ nữ mang thai và cho con bú thường dẫn đến gãy xương cột sống. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến chứng gù lưng, làm thay đổi hình dáng cơ thể và nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, không thể phục hồi”.

Việc phát hiện loãng xương ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không phải lúc nào cũng dễ dàng vì nhiều người không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, nếu cảm thấy đau lưng đột ngột, cần đến bệnh viện để chụp MRI và kiểm tra mật độ xương. Việc này giúp phát hiện sớm bệnh và tránh được các biến chứng nghiêm trọng.

Xem x-quang xương của "bà cụ 80 tuổi" bị gãy đốt sống, bác sĩ ngớ người khi biết bệnh nhân mới ngoài đôi mươi- Ảnh 2.

Phụ nữ mang thai, cho con bú cần đặc biệt cẩn trọng với các cơn đau lưng bất thường, có thể là do loãng xương (Ảnh minh họa)

Để phòng ngừa loãng xương khi mang thai và cho con bú, Tiến sĩ Hạ khuyến cáo phụ nữ nên kiểm tra mật độ xương trước khi mang thai, đặc biệt nếu có dấu hiệu thiếu canxi hoặc vitamin D. Ngoài ra, bổ sung canxi và vitamin D từ khi chuẩn bị mang thai cho đến khi kết thúc giai đoạn cho con bú là vô cùng quan trọng. Nếu cần, có thể sử dụng các thực phẩm chức năng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Đương nhiên, những người trẻ bình thường khác cũng có thể bị loãng xương sớm tấn công. Triệu chứng là đau lưng, đau khớp mà không có chấn thương rõ ràng, gãy xương dễ dàng dù chỉ là va chạm nhẹ, giảm chiều cao, lưng gù, mất thăng bằng và mệt mỏi không rõ nguyên nhân. Lúc này, hãy nhanh chóng tới bệnh viện kiểm tra!

Nguồn và ảnh: Sohu, Family Doctor

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày