Chuyện các ông chồng "than trời" vì tháng nào cũng phải nộp hết tiền lương cho vợ, từ xưa đến giờ, là vấn đề đã quá phổ biến. Vì vợ là người đi chợ, lo cơm nước, sắm sửa cho con cái và cả gia đình, nên vợ là "tay hòm chìa khóa" cũng không có gì lạ.
Dù các cặp vợ chồng trẻ hiện nay đã cởi mở hơn trong vấn đề này, không nhất thiết phải "nộp lương - thu lương", mà cùng nhau quản lý chi tiêu, tiền bạc. Nhưng chắc chắn, dù phân công vai trò thế nào đi chăng nữa, cũng phải đảm bảo được 1 yếu tố vô cùng quan trọng: Có chung chí hướng, chung quan điểm trong việc chi tiêu, tiết kiệm.
Nếu không, tình cảm vợ chồng rất có thể sẽ có chút sứt mẻ, giống như 2 trường hợp này.
Không khó để bắt gặp những tâm sự như vậy trong các cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính. Câu chuyện của mỗi người có thể khác nhau, nhưng đều có 1 điểm chung: Vợ ham tiêu tiền, nghiện mua sắm còn chồng thì ngược lại.
Không khó để nhận ra "sự lệch hướng" trong tư duy chi tiêu, quản lý tài chính của 2 gia đình trong 2 câu chuyện phía trên.
Thói quen vay mượn, mua sắm vô tội vạ, mua trước quên sau, tiêu tiền như nước của những người vợ này khiến các anh chồng bất lực. Dù đã cố khuyên nhủ, đồng thời chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu của gia đình, nhưng tình hình nhìn chung cũng không được cải thiện. Các cô vợ này vẫn cứ "ngựa quen đường cũ", thiếu tiền thì vay tiền để chi tiêu hoặc lén lấy tiền tiết kiệm chung để trang trải nhu cầu cá nhân.
Trong phần bình luận của 2 bài đăng phía trên, nhiều người cho rằng thói quen chi tiêu là thứ không dễ thay đổi trong ngày 1 ngày 2, đặc biệt là với những người "nghiện tiêu tiền, nghiện mua sắm". Các anh chồng trong hoàn cảnh như 2 người chồng phía trên nên kiên nhẫn để giúp vợ thay đổi, nếu không, cũng chẳng có cách nào khác.
Công tâm mà nói, phụ nữ thường có nhiều nhu cầu mua sắm hơn đàn ông. Có nhu cầu là chính đáng, và cũng có những nhu cầu "chưa được hợp lý" cho lắm. Nhưng dù là nhu cầu nào đi chăng nữa, tất cả đều khiến chị em tốn không ít tiền. Vậy phải làm sao để dứt được "cơn nghiện mua sắm" này?
1 - Giảm ngân sách mua sắm một cách từ từ
Thói quen mua sắm không hình thành trong ngày 1 ngày 2, nên để chấm dứt thói quen này, cũng không thể ngày 1 ngày 2 mà làm được. Để bản thân thích ứng được với việc mua sắm ít đi, bạn nên cắt giảm ngân sách mua sắm một cách từ từ.
Ví dụ: Tháng trước chi 5 triệu để shopping, thì tháng này, giảm ngân sách xuống còn 4 triệu, tháng sau giảm tiếp xuống còn 3 triệu,... Cứ như vậy cho đến khi ngân sách mua sắm về mức tối thiểu hoặc bằng 0 là lý tưởng nhất.
2 - Mua vàng
Gửi tiết kiệm vẫn có thể rút ra trước hạn, "nuôi heo đất" vẫn có thể đập heo lấy tiền, nói cách khác, với những người đã "nghiện mua sắm", chỉ cần trong tay có tiền, không quan trọng là tiền đút heo hay tiền trong tài khoản tiết kiệm, họ đều có thể lấy ra để thỏa mãn cơn thèm shopping. Chính bởi thế, để dành tiền không phải là phương pháp tiết kiệm có thể phát huy tác dụng.
Nếu cảm thấy bản thân không thể dừng việc chốt đơn dù đã rất cố gắng, hãy cầm tiền đi mua vàng, không quan trọng là giá vàng đang tăng hay giảm, không quan trọng là mua được 1 chỉ hay nửa chỉ, cứ nhận lương là đi mua vàng. Vì vàng không phải là thứ có giá trị trao đổi trong việc mua sắm thường ngày, không ai lại cầm vàng đi mua cái quần cái áo nên mua vàng rồi, bạn sẽ chẳng còn tiền để mua sắm linh tinh nữa. Như vậy, vừa từ bỏ được thói quen chốt đơn vô tội vạ, vừa có tài sản tích lũy, tiện cả đôi đường.