Một người vợ ở Chiết Giang, Trung Quốc, bị sảy thai hai lần trong 3 năm chung sống, vì vợ không thể mang thai nên chồng cô (30 tuổi) quyết định đến bệnh viện kiểm tra. Kết quả cho thấy tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng của anh lên tới 30%.
"Tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng" dùng để chỉ tỷ lệ tinh trùng có chuỗi DNA bị đứt trong tất cả tinh trùng. Nó thường được sử dụng như một chỉ số quan trọng để kiểm tra chất lượng tinh trùng của nam giới và đánh giá khả năng sinh sản của họ.
Thông thường, tỷ lệ phân mảnh tinh trùng trong khoảng 0-10% được coi là bình thường, từ 10% -15% là cần phải chú ý và nếu vượt quá 15%, tỷ lệ toàn vẹn DNA của tinh trùng kém, có thể dễ dàng ảnh hưởng đến việc mang thai bình thường và làm tăng khả năng xuất hiện các hiện tượng sảy thai, vô sinh.
Tìm hiểu bệnh sử, bác sĩ biết rằng hóa ra công việc của anh Song đòi hỏi phải ngồi làm việc trong thời gian dài, cộng với áp lực công việc cường độ cao hàng ngày, tan làm cũng không vận động, điều này ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng của anh theo thời gian. 3 thói quen này tưởng chừng bình thường và quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của nhiều người nhưng lại rất "đáng sợ" đối với sức khỏe của con người, không riêng gì sức khỏe sinh sản.
Sau khi làm theo lời khuyên của bác sĩ, anh Song đều đặn dùng thuốc và duy trì lượng tập luyện hàng ngày. Sau một thời gian, tỷ lệ phân mảnh DNA tinh trùng đã giảm.
Bác sĩ nhắc nhở rằng nhiều cặp vợ chồng khi thấy dấu hiệu khó có con không chỉ cần kiểm tra các vấn đề của phụ nữ mà nam giới cũng có thể có những bất thường, đặc biệt nếu anh ta trên 35 tuổi, thích ngồi lâu, hút thuốc, uống rượu, thức khuya, mặc quần chật, không thường xuyên tập thể dục, hoặc những người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm túi tinh và các bệnh khác, cũng như những người tiếp xúc với môi trường khắc nghiệt như bức xạ, nhiệt độ cao, ô nhiễm, chiếu xạ trong thời gian dài dễ có tỷ lệ tinh trùng bị phân mảnh DNA cao và cần đặc biệt chú ý.
Nguồn và ảnh: HK01