Vì sao những đứa trẻ "ngoan ngoãn hiểu chuyện" thường không vui vẻ bằng trẻ "nghịch ngợm hiếu động"?

Trung Hạ, Theo Phụ nữ số 12:07 06/03/2024
Chia sẻ

Có lẽ khi đã làm cha làm mẹ, bạn sẽ hiểu được điều này.

Vì hiểu chuyện có nghĩa là bỏ qua những suy nghĩ thực sự bên trong của mình để phục vụ cho suy nghĩ của người lớn.

Hiểu chuyện, là không thể giải tỏa năng lượng tiêu cực theo cảm xúc của chính mình, thậm chí không thể bộc lộ sự vui vẻ và những cảm xúc thông thường nên có khác.

Hiểu chuyện, là phải tuân theo sự sắp xếp và kế hoạch của cha mẹ trong mọi việc, rất khó để bày tỏ mong muốn của bản thân.

Hiểu chuyện, đối với trẻ em, có thể là một từ thay thế cho sự “không vui” của con trẻ. Đôi khi, cái mác hiểu chuyện là tự người lớn nói ra và áp đặt lên người trẻ, từ đó vô tình đưa ra những quy chuẩn để đánh giá bản chất của một người.

Những đứa trẻ hiểu chuyện sẽ được nhiều người khen “đứa trẻ này thật ngoan ngoãn”, nhưng có bao nhiêu người thực sự quan tâm đến việc đứa trẻ đó có vui hay không?

Những nhu cầu nội tâm của trẻ bị đè nén dưới vẻ bề ngoài “hiểu chuyện”. Thời gian trôi qua, trẻ ngày càng ít đề cập đến ý kiến của mình và hỏi những điều mình muốn, vì sợ bị người khác coi là dấu hiệu của sự “không hiểu chuyện”.

Điều này cũng ở một mức độ nhất định ức chế bản tính của đứa trẻ, chôn vùi sự hồn nhiên vốn có của chúng.

Vì sao những đứa trẻ ngoan ngoãn hiểu chuyện thường không vui vẻ bằng trẻ nghịch ngợm hiếu động? - Ảnh 1.

Cái gọi là “không vui vẻ” của những đứa trẻ hiểu chuyện thực ra là do hình thành ý thức quan tâm đến lời nói và cảm xúc của cha mẹ quá sớm.

Ví dụ, vì gia đình khó khăn, cha mẹ nói với con cái rằng ăn vặt không tốt cho sức khỏe, đi du lịch là không an toàn, bơi lội rất nguy hiểm... Chúng ta tốt hơn hết nên ở nhà. Trẻ cũng muốn chạy nhảy, vui vẻ cùng bạn bè, nhưng bé đã nhìn thấy gì đó trong mắt bố mẹ nên đành phải ngồi vào bàn học, đè nén sở thích của mình xuống.

Nhưng trên thực tế, không phải đứa trẻ hiểu chuyện nào cũng không vui. Chúng có thể lớn lên hạnh phúc hay không phụ thuộc rất nhiều vào môi trường gia đình và sự đồng hành, giáo dục của cha mẹ.

Lễ phép, không quậy phá làm ồn, chủ động trong học tập, biết chia sẻ việc nhà, có trách nhiệm với bản thân đều là những dấu hiệu của trẻ hiểu chuyện, nhưng hiểu chuyện ở đây không có nghĩa là mù quáng nhượng bộ hay nhẫn nhịn.

Một đứa trẻ khi đến với thế giới này tự nhiên mang trong mình niềm khao khát vô hạn và tinh thần khám phá quý giá. Chúng có quyền theo đuổi mọi điều tốt đẹp, có quan điểm và cách xử lý vấn đề của riêng mình. Bản chất hồn nhiên và trí tưởng tượng của chúng xứng đáng được cả thế giới đón nhận.

Cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những suy nghĩ sâu kín nhất của con và hiểu rõ những nhu cầu của con.

Giúp trẻ hình thành những giá trị đúng đắn và phát triển những thói quen ứng xử tốt, tích cực ngay từ khi còn nhỏ, để sự hiểu chuyện xuất phát từ trái tim trẻ và là hành vi tự nhiên, chứ không phải bị cha mẹ ép buộc mà thành.

Khi lớn lên, chúng ta sẽ thấy bao kỷ niệm tuổi thơ thật đáng trân trọng và đẹp đẽ, mong rằng mọi đứa trẻ hiểu chuyện đều có thể lớn lên dưới sự chăm sóc của cha mẹ.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày