Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 16:45 08/06/2020

Bạn sẽ kinh ngạc tột độ trước những chiêu trò "phũ nhưng cực quyến rũ" mà các bậc thầy tạo hình nghệ thuật quảng cáo này tạo ra.

Trong thời đại mà ăn cũng phải post một tấm hình lên mạng thì ngon thôi chưa đủ, tạo kiểu dáng cho món ăn cũng cần chất lượng chẳng kém. Nếu để ý chút, bạn sẽ thấy các đồ ăn quảng cáo luôn "lừa tình" khi miếng bánh to hơn, múi cam căng mọng nước hơn hay nhìn gà có vẻ chín và béo mỡ hơn hẳn.

Tất nhiên, đằng sau những shot hình quảng cáo đồ ăn có hẳn một đội ngũ stylist, "makeup", thợ chụp ảnh với nhiệm vụ sử dụng những ngón nghề để có thể khiến thức ăn trở nên ngon lành đồng thời kích thích người xem chỉ nhìn ảnh thôi cũng muốn phi ngay ra cửa hàng ăn uống.

Cũng không thể trách cứ gì họ vì đồ ăn ngon mắt thì mới kích thích vị giác độc giả và việc tìm hiểu xem họ đã làm gì sau những quảng cáo bắt mắt cũng thú vị đấy chứ!

(Nguồn: @kamilekave)

(Nguồn: @paravenderlomejor)

Thông thường, một ekip sẽ bao gồm từ 5-6 người với các vị trí chủ chốt là Food stylist, trợ lý stylist và thợ chụp ảnh. Thông thường ekip này sẽ làm việc theo studio hoặc do Food Stylist làm quản lý. Không giống công việc văn phòng đều đều 8 tiếng/ngày, giờ giấc của nhóm chụp ảnh đồ ăn sẽ phụ thuộc vào nội dung công việc và giờ giấc của phía nhãn hàng.

Một trong những người góp công lớn nhất chính là các Food Stylist khi cần phải tìm hiểu rất nhiều kiến thức cần thiết: Kiến thức sâu về ẩm thực, các kỹ năng làm bếp - bánh chuyên nghiệp, trang trí và phối màu, tìm hiểu về cách chụp ảnh và chọn ánh sáng - góc chụp để dễ dàng trao đổi với nhiếp ảnh ý đồ nghệ thuật của mình. Đặc biệt là các kỹ thuật để xử lý món ăn như cách giữ màu cho món tươi ngon; cách làm khói giả, bọt giả...

(Nguồn: @gabisowa007)

(Nguồn: @kamilekave)

Thông thường, một tấm ảnh quảng cáo được trả từ 400-600 USD là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên, bất cứ công việc nào liên quan đến sự sáng tạo và nhãn hàng cũng chịu áp lực của khách như làm đi làm lại một sản phẩm, nhiều hôm thức trắng đêm làm ảnh, giờ giấc làm việc nhiều khi theo ý khách. Bên cạnh đó, nếu không đi theo studio thì đây là công việc không thường xuyên vì không phải lúc nào cũng có khách tìm đến liên tục mỗi ngày.

Cùng khám phá thêm một vài mẹo mà các ekip quảng cáo đồ ăn hay áp dụng nhé!

Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn - Ảnh 5.

Trong quảng cáo kem, một viên kem tròn trịa thực ra là một loại bánh được trộn với đường bột, làm thế để "viên kem" không tan chảy dưới ánh sáng nóng bức của đèn.

Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn - Ảnh 6.

Để sữa có vẻ tươi ngon, các stylist thường cho vào sữa bong bóng xà phòng đã đánh sẵn lên bề mặt cốc sữa trước khi chụp quảng cáo. Mánh khóe này cũng được sử dụng trong các quảng cáo cafe hoặc đồ uống cần có bọt khác.

Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn - Ảnh 7.

Những vết cháy xém trên gà rán thường là do đèn khò (hay còn gọi đèn xì) của thợ kim hoàn hay chút xi đánh giày màu đen quét lên.

Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn - Ảnh 8.

Chắc hẳn bạn luôn tò mò sao những chiếc bánh hamburger trên ảnh luôn to hơn ảnh ngoài đời thật. Thực tế, để có thể cho bánh đứng vững và trông to ra thì ekip phải dùng đến những chiếc kẹp tăm, bìa cartoon.

Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn - Ảnh 9.

Và đáng buồn là, miếng bánh gato thơm ngon với lớp kem sắc nét, không hề bị nham nhở mà bạn vẫn thấy trên sách báo cũng không ngoại lệ.

Vén màn hậu trường ảo lung linh của nghề quảng cáo đồ ăn - Ảnh 10.