Bí mật công việc Food Stylist: Đằng sau là cả dàn hậu trường hùng hậu, thu nhập khủng hàng trăm triệu, mỗi lần chụp tha hồ ăn ngập mặt

Vân Trang, Theo Trí Thức Trẻ 15:10 17/05/2020
Chia sẻ

Công việc tuy bề ngoài hào nhoáng nhưng sự thật khắc nghiệt chỉ Food stylist lâu năm mới biết.

Trong thời đại mà ăn cũng phải post một tấm hình lên mạng thì ngon thôi chưa đủ, chụp hình món giờ quan trọng chẳng kém gì chất lượng. Nếu Chef là người làm cho đồ ăn ngon miệng thì Food stylist là người làm cho đồ ăn ngon mắt, biến những thứ thân thuộc trở nên đặc biệt, đôi khi biến hóa ra thứ ấn tượng hơn thực tế gấp trăm lần.

Đó là các bạn trẻ kết hợp giữa tâm hồn nghệ thuật và một tín đồ ăn uống "vô cực" để tạo ra bức ảnh ưng ý nhất. Nếu chỉ nhìn qua mạng xã hội thì Food stylist là một nghề đầy hào nhoáng và ai cũng có thể làm được, làm xong còn được ăn đồ ngập mặt.

Nhưng thực tế không hề "màu hồng" như vậy đâu!

Hậu kỳ khác biệt đằng sau những set đồ trang trí nấu ăn ngon mắt. (Nguồn: @nam.chef)

Một food stylist luôn cần có tư duy thẩm mỹ và sự tinh thế nhất định. (Nguồn: @letablierdechole)

Một Food stylist cần phải có khiếu thẩm mỹ nhất định. Họ phải có sự tinh tế và một trí tưởng tượng phong phú để có thể hình dung về một bố cục đẹp nhất mang cả giá trị về mặt hình ảnh lẫn nội dung. Vậy nên không hẹn mà gặp, rất nhiều Food Stylist đều xuất thân từ những ngành thiết kế đồ họa hoặc nghệ thuật.

Food stylist cũng cần có nền tảng nấu ăn cơ bản và am hiểu ẩm thực để có thể giới thiệu rõ nội dung với khách hàng. Thử tưởng tượng đang nấu đồ Viêt, mai chụp đồ Thái kia chụp đồ Nhật rồi tuần sau lại nhảy sang các món châu Âu thì bạn phải thực sự chăm chỉ tham khảo nhiều trang báo, mày mò các công thức nấu ăn khác nhau.

Đối với một Food stylist, chuyện stress là thường xuyên vì đi làm chịu nhiều chi phối từ ý tưởng, khách hàng đến bên sản xuất. Chưa kể lịch trình quay không thường xuyên có thể dẫn đến bỏ bữa, ăn uống không điều độ...

Thời đại mạng xã hội bùng nổ khiến cho nghề food stylist trở thành công việc đầy hứa hẹn trong tương lai. (Nguồn: @nam.chef)

Thường Food stylist làm việc khá tự do, làm một mình hay làm theo một studio, đôi chung. Không giống công việc văn phòng đều đều 8 tiếng/ngày, các Food stylist có thời gian làm việc khá thất thường. Những ngày không có shooting có thể thành thơi nhưng khi có lịch trình quay theo khách hàng thì bận rộn từ sáng sớm đến tối muộn liền tù tì mấy ngày liền.

Nhưng bù lại thu nhập lại cực rủng rỉnh! Theo thống kê tại các nước đang phát triển, một Food stylist có thu nhập khoảng 30.000 USD/năm (hơn 700 triệu đồng). Mỗi shot ảnh trang trí thường được chi trả 300-500 USD.

Thu nhập khủng của các food stylist có thể lên đến hàng trăm triệu đồng/năm

Hiện nay, Food stylist ở Việt Nam đang được chia thành hướng chính. Một là tự nấu ăn rồi tự trang trí đẹp mắt theo đơn hàng của tạp chí. Hai là học cách decor lại món ăn theo thông điệp nhãn hàng muốn truyền tải. Dù đi theo hướng nào thì đây vẫn là công việc có mức thu nhập trong mơ.

Nếu muốn theo đuổi nghề này, bạn có thể học tại các trường nấu ăn hoặc đi theo khóa học do Food stylist chuyên nghiệp giảng dạy. Ngoài ra internet cũng là công cụ hữu hiệu với các trang ảnh nghệ thuật như như Flickr, Pinterest... hay các show nấu ăn chuyên nghiệp.

Bí mật công việc Food Stylist: Đằng sau là cả dàn hậu trường hùng hậu, thu nhập khủng hàng trăm triệu, mỗi lần chụp tha hồ ăn ngập mặt - Ảnh 5.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày