Uống sữa kiểu này khiến cho lượng đường trong máu tăng cao hơn, bệnh nhân tiểu đường càng cần ghi nhớ để tránh

XT, Theo Pháp luật và bạn đọc 17:30 19/12/2021

"Bệnh nhân đái tháo đường nên uống sữa với liều lượng bao nhiêu và uống như thế nào?" là thắc mắc của rất nhiều người chứ không phải chỉ riêng bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường).

Có người thì cho rằng bệnh nhân tiểu đường không nên uống sữa vì như vậy sẽ thừa đường, một số khác cho rằng uống sữa không đường hoặc đúng sữa dành cho người tiểu đường thì không vấn đề gì. Thực tế, đối với bệnh nhân tiểu đường, chuyện bổ sung dinh dưỡng như thế nào là việc vô cùng quan trọng, từ chế độ ăn uống hàng ngày đến việc dùng sữa như thế nào cũng phải phù hợp cơ thể từng người và tuân thủ tư vấn của bác sĩ.

Trong livestream "Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường", BS Dương Thị Phượng - Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện ĐH Y Hà Nội đã có những chia sẻ về chuyện uống sữa của bệnh nhân tiểu đường. Theo BS Phượng, bệnh nhân tiểu đường muốn uống sữa, dù là loại sữa chuyên dành cho người tiểu đường thì cũng cần lưu ý và ghi nhớ những điều sau:

Uống sữa kiểu này khiến cho lượng đường trong máu tăng cao hơn, bệnh nhân tiểu đường càng cần ghi nhớ để tránh - Ảnh 1.

BS Dương Thị Phượng chia sẻ trong buổi livestream

Các hãng sữa thường đưa ra công thức sữa phù hợp với bữa ăn thay thế, vậy nên, dù là sữa cho người tiểu đường cũng vẫn có lượng đường nhất định. Lượng đường này cũng tương tự như lượng đường chúng ta ăn hàng ngày. Do đó, trong một số trường hợp như bệnh nhân tiểu đường bị giảm khẩu phần ăn hàng ngày, mới ốm dậy, sau phẫu thuật, ăn qua sonde... những trường hợp không thể duy trì khẩu phần ăn bằng chế độ ăn thông thường hàng ngày thì có thể sử dụng sữa thay cho các bữa ăn chính. Nếu bệnh nhân tiểu đường vẫn duy trì chế độ ăn hàng ngày thì không nhất thiết phải sử dụng thêm sữa, kể cả sữa tiểu đường.

- Ngoài những trường hợp cần bổ sung sữa thay thế bữa ăn như kể trên thì có thể dùng sữa vào các bữa phụ với tỉ lệ là 1/2 ly chuẩn (100ml) với những người có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nếu không có nguy cơ hạ đường huyết thì cũng không cần thiết phải sử dụng sữa.

- Tuyệt đối không uống sữa ngay sau bữa ăn vì sau khi ăn, lượng đường trong máu đã tăng ở một mức nhất định, nếu tiếp tục ăn sẽ càng tăng cao hơn.

Chúng ta không nên lạm dụng sữa vì sữa không giúp kiểm soát tốt lượng đường huyết như chế độ ăn thông thường. BS Dương Thị Phượng chia sẻ cụ thể như sau: