Nhiều bạn thắc mắc không biết uống nước bao nhiêu là đủ, khi nào cần uống tiếp và khi nào nên hạn chế lại. Thật ra lượng nước trong cơ thể đủ hay thiếu đều được phản ánh qua màu sắc nước tiểu.
Nếu nước tiểu quá đục và đậm màu thì bạn cần bổ sung nước ngay lập tức. Ngược lại, khi nước tiểu quá trong và không màu là dấu hiệu cho biết bạn đang nạp quá nhiều nước mỗi ngày. Do đó, cần hạn chế uống nước lại để không gặp tình trạng ngộ độc nước, đau đầu, suy thận.
Chỉ khi nước tiểu màu vàng nhạt tức là lượng nước bạn nạp hàng ngày là vừa đủ cho cơ thể và nên duy trì để tốt cho sức khỏe hơn.
Uống nước trong khi ăn sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn nên dễ dẫn đến đầy hơi, khó tiêu, cản trở hấp thu dinh dưỡng, đồng thời tạo điều kiện cho mỡ tích tụ nhiều hơn trong cơ thể.
Ngoài ra, uống nước trong bữa ăn cũng khiến cho bạn ăn nhanh nuốt vội, lượng thức ăn không được nhai kỹ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày làm việc mệt nhọc. Lâu dần chắc chắn sẽ gây nên nhiều bệnh về dạ dày ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống.
Bởi vậy trong bữa ăn nếu khát bạn có thể uống một ngụm nhỏ chứ đừng uống quá nhiều nước. Và bạn chỉ nên uống nước sau khi ăn tối thiểu 1 giờ để dạ dày có đủ thời gian tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Sau khi tập thể dục, cơ thể nóng lên và ra nhiều mồ hôi nên nhiều người thường cảm thấy khát và uống nước ngay. Tuy nhiên, sau khi vận động mà bạn uống nước liền sẽ gây ra tình trạng giảm nồng độ muối trong máu.
Mồ hôi đổ ra nhiều đã mang đi một lượng muối khá lớn ra khỏi cơ thể. Lúc này mà bạn uống quá nhiều nước sẽ làm loãng nồng độ natri trong máu gây ra tình trạng thiếu hụt natri, hạ natri, nặng hơn có thể gây buồn nôn, nôn mửa, mặt tái xanh, tim đập nhanh, thở gấp... thậm chí có thể tử vong.
Do đó, khi vừa tập luyện xong, nếu khát bạn chỉ nên uống chậm và chỉ vài ngụm nước nhỏ. Bạn cũng có thể cho thêm một chút muối vào trong nước để bổ sung kịp thời lượng muối vừa mất đi qua mồ hôi.