Từ 34 tuổi sống tối giản: Mua ít, tiết kiệm nhiều – công thức sống tự do của phụ nữ thông minh

Tú Linh, Theo Phụ nữ số 22:29 12/04/2025
Chia sẻ

“Những cô gái 30 tuổi có lời khuyên gì dành cho các bạn trẻ ở độ tuổi 20+?”. Câu trả lời của tôi thực ra rất đơn giản, nhưng lại chứa đựng sức mạnh thay đổi cuộc sống: Hãy mua sắm ít đi và tiết kiệm nhiều hơn!

Có một câu hỏi rất thường gặp: "Phụ nữ 30+ nên khuyên điều gì cho các cô gái đang ở độ tuổi 20?". Câu trả lời của tôi đơn giản thôi: Ít mua đồ lại, tiết kiệm nhiều hơn.

Tôi bắt đầu học tài chính cá nhân từ năm 24 tuổi. Hai cuốn sách đã thay đổi hoàn toàn tư duy của tôi là “Cha giàu cha nghèo” “Triệu phú nhà bên”. Từ đó, tôi nhìn rõ một sự thật: Chúng ta – những người bình thường – đang sống như những mắt xích trong guồng quay làm việc – tiêu tiền – làm việc, mãi không thể thoát ra.

Nhưng nếu bạn sẵn sàng thay đổi – sống khác đi, làm việc chăm chỉ, chi tiêu có kiểm soát, bạn hoàn toàn có thể chạm tay vào tự do tài chính đầu tiên trong đời mình. Ở tuổi 20+, chúng ta dễ bị cuốn vào những cám dỗ tiêu dùng. Nhưng thực tế, có những thứ không đáng để bạn bỏ tiền ra mua, bởi chúng chỉ khiến bạn mãi chạy theo "cuộc đua chuột" (rat race) mà không bao giờ tiến lên được.

Dưới đây là 4 “không” tôi học được sau 10 năm theo đuổi lối sống tối giản, giúp tôi giảm tiêu – tăng tích – sống chất lượng hơn từng ngày.

Từ 34 tuổi sống tối giản: Mua ít, tiết kiệm nhiều – công thức sống tự do của phụ nữ thông minh- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

1. Không chạy theo “giấc mơ nhà to” nếu chưa thật sự sẵn sàng

Tôi từng nghĩ: “Mua nhà là mục tiêu sống”. Cho đến khi đọc xong “Tokyo 8m2” – một cuốn sách kể về một cô gái Nhật chọn thuê căn hộ chỉ 8m2 nhưng sống vui vẻ, gọn gàng, tự do. Thoạt nghe, bạn có thể nghĩ đó là một lựa chọn kỳ lạ, nhưng qua từng câu chuyện nhỏ trong sách, tôi nhận ra đây không chỉ là một cách sống, mà còn là một triết lý tiêu dùng khác biệt.

Cô ấy không chạy theo những chiếc xe sang trọng hay biệt thự rộng lớn. Thay vào đó, cô chọn tự do – tự do khỏi sự ràng buộc của vật chất, để dành tiền và thời gian trải nghiệm thế giới rộng lớn ngoài kia.

Tôi nhận ra: Một ngôi nhà lớn có thể là "tài sản" trong mắt nhiều người, nhưng nếu nó khiến bạn ngập trong nợ nần, buộc bạn làm việc cật lực cả đời để trả góp, thì thực chất, bạn đang làm việc cho ngân hàng, chứ không phải sở hữu tài sản.

Nếu căn nhà làm bạn lo âu, gò bó, tước đi cơ hội trải nghiệm cuộc sống và theo đuổi những điều mình yêu thích – thì đó không phải là tài sản, mà là gánh nặng.

Tôi chọn ở vừa đủ – và sống nhiều hơn.

2. Không mua sắm quần áo vô tội vạ

Bạn có nhớ bộ phim "Confessions of a Shopaholic" (Lời thú tội của một tín đồ shopping) không? Nữ chính xinh đẹp, trẻ trung, nhưng lại nghiện mua sắm đến mức mất kiểm soát. Cô ấy lao vào các đợt giảm giá, tranh giành quần áo trong siêu thị, để rồi sau đó chìm trong nợ nần và phải cắt nhỏ thẻ tín dụng để dừng lại. Dù phim có phần phóng đại, nhưng thực tế, không ít người trẻ đang rơi vào tình cảnh tương tự.

Những tủ quần áo chật kín không làm bạn trở nên quyến rũ hay thành công hơn. Ngược lại, chúng chỉ kéo bạn sâu hơn vào thế giới ảo tưởng, nơi mà vẻ ngoài hào nhoáng che lấp đi sự trống rỗng bên trong.

Thứ bạn thật sự cần là sự tự tin từ bên trong – chứ không phải chiếc váy mới mỗi tháng. Quần áo đẹp không bằng phong thái khỏe mạnh, da sáng, dáng gọn – và điều đó không mua được bằng tiền.

Hãy thử kiểm soát thói quen mua sắm, chỉ chọn những món đồ thực sự cần thiết – bạn sẽ ngạc nhiên với số tiền tiết kiệm được đấy

Từ 34 tuổi sống tối giản: Mua ít, tiết kiệm nhiều – công thức sống tự do của phụ nữ thông minh- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

3. Hạn chế tiêu tiền vào đồ ăn nhanh và thực phẩm kém lành mạnh

Nhiều người cho rằng “đặt đồ ăn nhanh vừa tiện vừa rẻ”. Nhưng thật ra, cái giá phải trả là sức khỏe, làn da và… chi phí y tế về sau.

Tôi luôn tin rằng, chỉ cần dành chút thời gian vào bếp, tự tay nấu ăn, chúng ta không chỉ tiết kiệm tiền mà còn tránh được những thực phẩm không tốt cho sức khỏe. Khi đọc cuốn "Four Thousand Weeks" (Bốn nghìn tuần), tôi đặc biệt ấn tượng với câu chuyện về một người phụ nữ dành cả tiếng đồng hồ mỗi sáng để nhóm củi, nấu bữa sáng và pha trà. Với nhiều người hiện đại, điều này có vẻ "lãng phí thời gian" và "nhàm chán".

Nhưng tôi lại nghĩ khác. Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta quen với những bữa ăn nhanh gọn trong 5 phút, những chuyến đi tức thời, hay thông tin cập nhật chỉ trong vài cú nhấp chuột. Nhưng liệu điều đó có thực sự làm chúng ta hạnh phúc? Hãy thử dành thời gian nấu một bữa ăn tử tế, chờ đợi món ăn chín, rồi thưởng thức nó một cách chậm rãi – đó mới là khoảnh khắc ý nghĩa và đáng trân trọng.

Tôi chọn cách sống chậm lại: Tự nấu ăn, chuẩn bị bữa cơm đơn giản, đôi khi là một món canh rau, một chén cơm nóng, một ly nước ép tự làm. Không sang chảnh, nhưng đủ đầy.

Khi nấu ăn, tôi thấy bình yên. Khi ăn chậm, tôi cảm nhận được vị. Và khi khỏe mạnh, tôi thấy biết ơn chính mình.

4. Không chi tiền tùy tiện cho các khóa học online “cho có”

Trong thời đại "kiến thức trả phí", nhiều người đổ xô mua các khóa học với hy vọng thay đổi cuộc đời. Nhưng tôi khuyên bạn nên cân nhắc hai điều: Một là, khóa học đó có giúp bạn tiếp cận những vòng tròn chất lượng không? Nếu giá lên đến hàng chục triệu, mà bản thân bạn chưa đủ năng lực để tận dụng, hãy thận trọng. Hai là, khóa học có thể tăng tốc quá trình học tập, nhưng bạn đã đủ động lực nội tại để kiên trì chưa?

Điều này cũng áp dụng khi chọn lớp học thêm cho con cái. Đừng nghĩ rằng cứ ném tiền vào các lớp học là con bạn sẽ giỏi lên. Một giờ học trên lớp không thể thay thế niềm đam mê và sự tự giác của trẻ. Tiền có thể mua được công cụ, nhưng sự phát triển thực sự đến từ nỗ lực bên trong bạn.

Từ năm 34 tuổi, tôi chọn sống tối giản không chỉ để tiết kiệm tiền, mà còn để sống một cuộc đời ý nghĩa hơn. Ít mua sắm không có nghĩa là khổ sở – đó là cách để bạn tập trung vào những điều thực sự quan trọng. Hãy thử thay đổi từ hôm nay, bắt đầu với việc nói "không" với những món đồ không cần thiết, và bạn sẽ thấy con đường đến tự do tài chính gần hơn bao giờ hết!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày