Người đàn ông gửi tiết kiệm 3 triệu, được nhân viên hứa trả 3 tỷ, 25 năm sau đi rút thì nhận được thông báo: Chúng tôi không có mức lãi suất này

Nguyệt, Theo Đời sống & pháp luật 16:13 12/04/2025
Chia sẻ

Người đàn ông bàng hoàng trước lời nói của nhân viên ngân hàng.

Vào những năm cuối thập niên 90 tại Trung Quốc, khi mà nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển mình, một người đàn ông tên Lưu Minh (tên đã thay đổi) ở tỉnh Hà Nam đã quyết định gửi số tiền 800 nhân dân tệ (~ 3 triệu đồng) vào ngân hàng với hy vọng sinh lời cho tương lai.

Thời điểm đó, ngân hàng tung ra một chương trình tiết kiệm dài hạn với mức lãi suất “khủng” lên đến 18%/năm – mức lãi suất hiếm gặp thậm chí cả trong thời kỳ lạm phát cao. Được nhân viên tư vấn rằng, nếu gửi trong 25 năm không rút, ông Lưu có thể nhận được hơn 800.000 NDT (~3 tỷ đồng) sau khi đáo hạn. Tin tưởng hoàn toàn, ông đã không đụng đến sổ tiết kiệm trong suốt ngần ấy thời gian.

25 năm sau, đúng hạn, ông Lưu mang theo cuốn sổ tiết kiệm đã ngả màu thời gian quay lại ngân hàng, hy vọng sẽ đổi đời với món tiền lời “kếch xù”. Nhưng trái ngược hoàn toàn với mong đợi, nhân viên ngân hàng thông báo:“Sổ tiết kiệm này không còn hiệu lực. Mức lãi suất 18%/năm cũng đã bị bãi bỏ từ hàng chục năm trước. Hiện tại, ngân hàng chỉ có thể trả ông đúng số tiền gốc là 800 NDT, cộng với lãi suất không quá 3% áp dụng theo chính sách hiện hành.”

Tổng cộng, sau 25 năm gửi tiền, ông Lưu chỉ nhận về được khoảng 1.300 NDT (~4,6 triệu đồng), chỉ bằng một phần rất nhỏ so với số tiền 3 tỷ đồng mà ông từng tin rằng mình sẽ nhận.

Người đàn ông gửi tiết kiệm 3 triệu, được nhân viên hứa trả 3 tỷ, 25 năm sau đi rút thì nhận được thông báo: Chúng tôi không có mức lãi suất này- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Ông Lưu bàng hoàng, không tin vào tai mình. Ông nói: “Tôi còn nhớ rõ, lúc đó nhân viên đã nói nếu giữ nguyên trong 25 năm, tôi sẽ nhận lãi hơn 1000 lần. Tất cả đều được ghi rõ trong sổ. Sao bây giờ lại nói là không có hiệu lực?”

Tuy nhiên, phía ngân hàng giải thích rằng, từ đầu những năm 2000, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã siết chặt quy định về kỳ hạn tiền gửi, trong đó yêu cầu tất cả các khoản tiền gửi không được vượt quá 5 năm. Các hợp đồng tiền gửi dài hạn trước đó nếu không được cập nhật lại theo chính sách mới thì tự động mất hiệu lực.

Không những thế, phía ngân hàng còn cho biết các mức lãi suất vượt trần cũ không được bảo lưu, đồng nghĩa với việc mọi cam kết trước đây dù có bằng giấy trắng mực đen cũng sẽ bị điều chỉnh theo quy định mới.

Khởi kiện ngân hàng, tòa xử sao?

Cảm thấy bị lừa, ông Lưu quyết định khởi kiện ngân hàng ra tòa với mong muốn được nhận đúng số tiền như đã hứa trong hợp đồng. Ông cho rằng, bản thân đã tuân thủ đầy đủ thời hạn, giữ gìn sổ tiết kiệm cẩn thận suốt 25 năm và không hề được ngân hàng thông báo gì về thay đổi chính sách.

Phía ngân hàng, ngược lại, cho rằng khách hàng cũng phải có trách nhiệm chủ động cập nhật thông tin. Họ nhấn mạnh rằng việc không cập nhật chính sách và không đến kiểm tra sổ trong thời gian dài khiến hợp đồng không còn giá trị.

Tòa án sau nhiều phiên xử đã bác yêu cầu đòi 800.000 NDT của ông Lưu. Tuy nhiên, phía ngân hàng bị yêu cầu bồi thường một phần thiệt hại, bao gồm chi phí đi lại, pháp lý và một khoản đền bù tượng trưng là 5.000 NDT (~17 triệu đồng). Tổng cộng, sau 25 năm, ông Lưu nhận lại chưa đến 7.000 NDT (~ 25 triệu đồng) – con số quá nhỏ so với giấc mơ tiền tỷ từng được hứa hẹn.

Người đàn ông gửi tiết kiệm 3 triệu, được nhân viên hứa trả 3 tỷ, 25 năm sau đi rút thì nhận được thông báo: Chúng tôi không có mức lãi suất này- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Bài học đắt giá từ một cuốn sổ tiết kiệm

Câu chuyện của ông Lưu một lần nữa nhấn mạnh một thực tế: gửi tiết kiệm lâu dài tưởng là an toàn, nhưng không hề đơn giản. Dưới đây là một số bài học rút ra từ vụ việc:

- Không bao giờ nên "bỏ quên" sổ tiết kiệm, đặc biệt là những hợp đồng dài hạn. Hãy kiểm tra định kỳ để đảm bảo tiền của bạn vẫn nằm trong khuôn khổ chính sách hiện hành.

- Đọc kỹ hợp đồng và chính sách lãi suất, đặc biệt là các điều khoản liên quan đến thay đổi luật pháp hoặc quy định mới.

- Không đặt tất cả trứng vào một giỏ – thay vì chỉ gửi tiết kiệm, hãy đa dạng hóa kênh đầu tư như trái phiếu, vàng, hoặc quỹ đầu tư để giảm rủi ro chính sách.

- Theo dõi thông tin kinh tế và tài chính thường xuyên để không bị động trước những thay đổi quan trọng từ ngân hàng hay chính phủ.

Một cuốn sổ tiết kiệm có thể là nơi giữ tiền, nhưng nếu không được quản lý chủ động, rất có thể lại trở thành bằng chứng cho một giấc mơ tài chính tan vỡ.

Theo Toutiao

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày