Đương nhiên, làm việc kiếm tiền, chi tiêu hợp lý và tiết kiệm đều đặn là những thói quen tốt. Nhưng những điều đó chỉ đảm bảo cho tôi một trạng thái tài chính ổn định, không quá bấp bênh. Còn với mục tiêu làm giàu, như vậy vẫn là chưa đủ.
Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh rằng mỗi người sẽ có một cách định nghĩa khác nhau về sự giàu có. Có người mơ nhà lầu xe hơi, sổ đỏ tính bằng xấp, dư tiền cho cả mấy đời sau sinh sống, thế mới gọi là giàu. Còn tôi thì khác, định nghĩa giàu có với tôi chỉ đơn giản là có đủ tiền trong tài khoản để sẵn sàng nhảy việc bất cứ lúc nào.
Tôi cho rằng đó không phải là điều quá xa vời đến mức không thể làm được. Vậy nhưng suốt hơn 3 năm nay, tôi vẫn chưa thể đạt tới sự giàu có theo ý niệm của riêng mình.
Ảnh minh họa
Gần đây, tôi có cơ hội trò chuyện với một người làm trong lĩnh vực hoạch định chiến lược phân bổ dòng tiền cho doanh nghiệp. Và sau đó, tôi đã hiểu ra vì sao mình mãi không giàu nổi. So với việc chi tiêu hợp lý, tiết kiệm đều đặn, 3 điều này quan trọng hơn nhiều!
Trong thế giới hiện đại, việc tiếp cận các khoản vay trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, đến các ứng dụng cho vay trực tuyến, tôi có thể dễ dàng "mua trước trả sau" cho gần như tất cả các nhu cầu trong cuộc sống.
Tuy nhiên, người có tư duy tiền bạc sắc bén luôn tránh xa việc tích tụ những khoản nợ nhỏ lẻ kiểu như vậy. Họ hiểu rằng dù mỗi khoản vay có vẻ không đáng là bao, nhưng khi gộp chung lại sẽ trở thành một gánh nặng tài chính khổng lồ. Tôi nghĩ câu nói "tích tiểu thành đại" là rất chính xác và cũng rất hợp lý trong hoàn cảnh này.
Chưa kể, những khoản vay lắt nhắt thường đi kèm với lãi suất cao và các loại phí ẩn mà chúng ta ít khi để ý đến. Việc phải theo dõi và thanh toán nhiều khoản nợ cùng lúc không chỉ gây ra sự phức tạp trong quản lý tài chính cá nhân, mà còn tạo ra áp lực tâm lý không nhỏ. Nếu cứ vay mỗi chỗ một ít thì hàng tháng, thu nhập của bạn sẽ bị chia nhỏ để trả cho những khoản vay này, làm giảm đáng kể khả năng tiết kiệm và đầu tư cho những mục tiêu lớn hơn trong tương lai.
Người có tư duy tiền bạc luôn ưu tiên việc xây dựng một quỹ dự phòng đủ mạnh để đối phó với những tình huống bất ngờ thay vì tìm đến các khoản vay nhỏ, vì họ hiểu rằng việc dựa vào nợ nần cho những khoản chi tiêu không thiết yếu là một thói quen nguy hiểm, có thể dẫn đến vòng xoáy nợ không lối thoát.
Một trong những đặc điểm nổi bật của người có tư duy tiền bạc là khả năng nhìn nhận vấn đề dưới góc độ "chi phí cơ hội". Họ không chỉ xem xét đến số tiền trực tiếp phải bỏ ra khi đưa ra một quyết định tài chính, mà còn suy nghĩ về những cơ hội khác có thể bị bỏ lỡ nếu lựa chọn này được thực hiện. Đây là một tư duy sâu sắc, đòi hỏi sự phân tích và tầm nhìn dài hạn.
Ảnh minh họa
Tôi ví dụ đơn giản thế này: Đứng trước quyết định mua ô tô, người có tư duy tiền bạc không chỉ nghĩ đến số tiền phải trả ban đầu và chi phí nuôi xe hàng tháng, họ còn cân nhắc đến việc nếu dùng số tiền đó để đầu tư, thì liệu tỷ suất sinh lời có lớn hơn những tiện nghi và lợi ích mà việc mua ô tô mang lại hay không. Họ sẽ tự hỏi: "Nếu không mua chiếc xe này, số tiền đó có thể giúp tôi đạt được mục tiêu tài chính nào khác, chẳng hạn như mua nhà, đầu tư vào giáo dục cho con cái, hay xây dựng một nguồn thu nhập thụ động?" .
Việc cân nhắc "chi phí cơ hội" giúp chúng ta đưa ra những quyết định tài chính sáng suốt và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực của mình. Bởi mỗi đồng tiền đều có giá trị và cần được sử dụng một cách hiệu quả nhất để đạt được những mục tiêu dài hạn. Thay vì đưa ra những quyết định bốc đồng dựa trên cảm xúc nhất thời, người có tư duy tiền bạc luôn dành thời gian để phân tích, so sánh các lựa chọn và đánh giá tiềm năng sinh lời của từng cơ hội.
Trong lĩnh vực tài chính, yếu tố may rủi luôn tồn tại và có thể ảnh hưởng đến kết quả của các quyết định đầu tư hay kinh doanh. Tuy nhiên, người có tư duy tiền bạc mạnh mẽ không bao giờ đổ lỗi hoàn toàn cho may rủi khi gặp thất bại. Thay vào đó, họ tập trung vào việc phân tích những yếu tố nằm trong tầm kiểm soát của mình và rút ra bài học kinh nghiệm để cải thiện trong tương lai.
Ảnh minh họa
Họ có đủ lý trí để hiểu rằng dù thị trường có biến động hay những yếu tố khách quan có thể tác động tiêu cực, nhưng việc chuẩn bị kỹ lưỡng, nghiên cứu cẩn thận và đưa ra những quyết định dựa trên kiến thức và phân tích vẫn là yếu tố then chốt để đạt được thành công tài chính bền vững. Khi gặp thất bại, thay vì than vãn về vận đen, họ sẽ tự hỏi: "Tôi đã sai ở đâu? Điều gì tôi có thể làm tốt hơn trong lần tới?" .
Tôi nghĩ rằng lối tư duy này nên áp dụng trong mọi khía cạnh của cuộc sống, chứ không chỉ riêng khía cạnh tài chính, đơn giản là vì nếu không biết nhận ra lỗi sai của bản thân, để khắc phục và sửa chữa, thì chúng ta khó mà phát triển hay thăng tiến được.
Theo Toutiao