Năm 1951, sau khi tốt nghiệp cao học, Warren Buffett bắt đầu làm việc tại công ty đầu tư của người thầy – Benjamin Graham.
Hằng ngày, ông theo chân thầy ra vào Phố Wall, kết giao với nhiều lãnh đạo cấp cao trong ngành tài chính.
Tuy nhiên, vài năm sau, công ty của Graham giải thể do làm ăn không hiệu quả.
Nhiều công ty chứng khoán mời gọi Buffett về đầu quân, nhưng điều khiến ai nấy ngạc nhiên là ông từ chối tất cả và trở về quê nhà Omaha – một thị trấn nhỏ yên bình.
Từ đó đến nay, ông sống và làm việc tại đây, hiếm khi rời đi.
Phần lớn thời gian mỗi ngày, ông ngồi một mình trong thư phòng, đọc sách và nghiên cứu báo cáo tài chính.
Nhờ sự tĩnh lặng ấy, ông có thể tập trung suy nghĩ, và khi phát hiện cơ hội đầu tư, chỉ cần gọi một cuộc điện thoại đến New York là có thể điều phối từ xa.
Bằng những quyết định chính xác, Buffett từng bước trở thành "nhà tiên tri xứ Omaha", được tôn vinh là "huyền thoại đầu tư".
Ông từng chia sẻ: "Cách kiếm tiền hiệu quả nhất là ở một mình và suy nghĩ. Nếu ngay cả điều đó cũng không làm được thì mọi cách khác đều vô nghĩa".
Con người nếu lúc nào cũng vây quanh trong đám đông, suy nghĩ và hành động sẽ dễ bị cuốn theo dòng chảy chung.
Những cơ hội quý giá nhất sẽ lặng lẽ trôi qua trước mắt mà ta chẳng hề hay biết.
Người không biết tận hưởng sự cô độc, rất khó làm nên chuyện lớn.
Ảnh minh hoạ
CEO Miputech – Dương Cương từng viết trên blog: "Với chuyện kiếm tiền, giao tiếp xã hội không phải nhu cầu bắt buộc, mà chính sự cô đơn mới là điều cần thiết".
Trong một thế giới tôn thờ thực lực, chỉ những người tầm thường mới muốn chen chân vào đám đông.
Còn người thực sự biết kiếm tiền, luôn chọn ở yên một chỗ để đào sâu, rèn giũa chính mình.
Bạn có thể từng nghe về họa sĩ minh họa Lu Mao. Sau khi tốt nghiệp đại học năm 22 tuổi, anh vào làm ở một công ty sản xuất game, đảm nhận công việc huấn luyện hoạt hình 3D.
Lu Mao chỉ làm những việc cơ bản nhất, lương thấp, vị trí không ai để ý.
Nhiều đồng nghiệp chọn lối sống "sáng cày chiều chill" – đi làm cho có, tối rủ nhau uống rượu than phiền về chuyện cơm áo.
Nhưng Lu Mao không bị cuốn theo. Anh không tham gia chuyện phiếm hay các buổi tụ tập, mà dành toàn bộ thời gian và năng lượng để luyện vẽ.
Ban ngày ngồi vẽ cả ngày tại công ty. Tối về nhà, anh khóa cửa, tập trung học kỹ thuật minh họa.
Cuối tuần, anh một mình vác bảng vẽ lên núi gần nhà để vẽ phong cảnh.
Thời gian đó, anh sống trong sự cô lập, ngày ngày rèn giũa tay nghề.
Khi Internet bắt đầu phát triển mạnh, anh thử đăng tác phẩm lên mạng. Một năm, hai năm, ba năm...
Bỗng một ngày, tranh của anh bỗng trở nên nổi tiếng. Lượng người theo dõi tăng chóng mặt. Hàng loạt lời mời hợp tác đổ về, thậm chí các thương hiệu lớn như Chanel cũng tìm đến anh.
Chỉ sau vài năm, Lu Mao đã thành công rực rỡ.
Cổ nhân có câu: "Muốn phú quý, phải dốc lòng khổ luyện".
Phía sau hào quang của bất kỳ ai, đều là những tháng ngày âm thầm tu luyện.
Trong thế giới này, ai chịu được cô đơn, người đó mới có thể đi xa.
Chỉ khi bạn dám sống lặng lẽ, kiên trì nâng cao năng lực, thành quả và tài lộc mới tự tìm đến.
Ảnh minh hoạ
Trong cuốn tiểu sử về Bill Gates, có một chi tiết rất đáng nhớ:
Mỗi năm, ông dành ra hai khoảng thời gian dài để sống trong cô độc, gọi là "Tuần lễ suy ngẫm".
Trong những ngày đó, ông sẽ lui về một căn cabin giữa rừng, tách biệt hoàn toàn khỏi thế giới bên ngoài, chỉ để tập trung suy nghĩ về hướng phát triển tương lai của Microsoft.
Những ý tưởng táo bạo như trình duyệt IE hay máy tính bảng... đều ra đời từ những tuần lễ đặc biệt này.
Nhờ thói quen suy nghĩ sâu trong tĩnh lặng, Gates đã dẫn dắt Microsoft trở thành đế chế công nghệ hàng đầu thế giới.
Nhà tâm lý học Kosh từng định nghĩa: "Cô độc là trạng thái tự do, tỉnh thức, khi không có mối tương tác trực tiếp với người khác".
Chính sự tĩnh lặng ấy giúp đầu óc trở nên sáng suốt và bùng nổ sức sáng tạo.
Sự khác biệt nằm ở chiều sâu suy nghĩ.
Sống giữa đám đông, rất dễ bị tâm lý bầy đàn dẫn lối.
Chỉ khi bạn dám cắt đứt những tạp âm bên ngoài, mới có thể suy nghĩ thấu đáo và đưa ra quyết định đúng đắn.
Người biết tận dụng thời gian một mình, sẽ là người biết cách tư duy sâu và tạo ra sự khác biệt.
Ảnh minh hoạ
Nhà tâm lý học Baumeister từng đề xuất thuyết "tổn hao bản ngã" – mỗi hành động, mỗi lần tương tác đều tiêu hao một phần năng lượng tinh thần.
Dù là chuyện phiếm hay tiệc tùng, đều khiến bạn mệt mỏi hơn bạn tưởng.
Nếu cứ để bản thân bị tiêu hao như thế mỗi ngày, bạn sẽ chẳng còn sức lực để tập trung cho những việc quan trọng hơn.
Khi mới đi làm, Tiểu A háo hức với mọi thứ. Công việc chẳng có gì nặng nhọc, thời gian rảnh cô thường tìm người tám chuyện.
Chưa đầy nửa năm, cô đã quen biết gần hết công ty. Hôm nay đi ăn với người này, mai đi chơi với người kia.
Công việc thì ít, nhưng ngày nào cũng phải chạy show đến khuya mới về nhà.
Một năm sau, cô được chuyển sang phòng truyền thông, bắt đầu phải viết bài. Nhưng những mối quan hệ trước kia lại trở thành gánh nặng.
Vừa nghĩ được vài ý tưởng thì có người rủ đi ăn. Vừa viết được vài dòng lại có người đến buôn chuyện.
Mỗi ngày quay cuồng nhưng chẳng làm được bao nhiêu. Kết quả là liên tục bị sếp phê bình, thành tích luôn đội sổ.
Khi cô đem chuyện này kể với sếp, chỉ nhận được một câu: "Hãy dùng năng lượng của mình đúng chỗ".
Từ đó, Tiểu A bắt đầu từ chối các buổi tụ tập, dành thời gian nghỉ ngơi và học hỏi sau giờ làm.
Nhờ thế, cô dần lấy lại phong độ. Các bài viết ngày càng chuyên nghiệp.
Cuối cùng, cô được điều chuyển về trụ sở chính ở Bắc Kinh với mức lương gấp ba lần.
Người ta thường nói: "Trạng thái tốt nhất của một người là khi được ở một mình - không cần đoán ý người khác, không phải chiều lòng ai".
Nếu cứ phải giao tiếp liên tục, bạn sẽ kiệt sức lúc nào không hay.
Chỉ khi học cách sống một mình, bạn mới có thể tái tạo năng lượng, tập trung vào những điều thực sự quan trọng.
Nhà tâm lý học Winnicott từng nói: "Biết ở một mình là năng lực - năng lực tìm lại sức mạnh nội tâm".
Cô độc là cách giải phóng tinh thần, là phương pháp hiệu quả để nạp lại năng lượng cho chính mình.
Cắt bỏ những mối quan hệ không cần thiết, bạn sẽ có nhiều thời gian và sức lực hơn để làm giàu cho bản thân và cuộc sống.