Trong nhà có 4 thực phẩm này mọc mầm đừng dại vứt đi: Không độc còn “lãi” gấp mấy lần dinh dưỡng!

Ngọc Ái, Theo https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn 00:01 16/05/2025
Chia sẻ

Một số thực phẩm khi mọc mầm sinh ra chất độc nhưng ngược lại cũng có không ít loại được nhân đôi dinh dưỡng. Vậy làm sao chọn cho đúng?

Nhắc tới các thực phẩm bị mọc mầm, hầu hết mọi người đều lo lắng rằng chúng sẽ bị giảm hương vị, biến chất, thậm chí gây độc hại. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng đều như vậy. Trong đó có 3 thực phẩm quen thuộc chẳng những không gây độc hại mà lượng dinh dưỡng còn tăng lên gấp nhiều lần như:

1. Tỏi

Nhiều người lầm tưởng tỏi mọc mầm là độc, không nên ăn, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại. Tỏi sau khi nảy mầm không chỉ an toàn mà còn giàu dinh dưỡng hơn tỏi thường. Theo nghiên cứu, hàm lượng chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm cao gấp đôi, đặc biệt đạt đỉnh vào ngày thứ 5 sau khi nảy mầm, giúp tăng khả năng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Trong nhà có 4 thực phẩm này mọc mầm đừng dại vứt đi: Không độc còn “lãi” gấp mấy lần dinh dưỡng!- Ảnh 1.

Ngoài ra, mầm tỏi hoặc ngồng tỏi còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C và carotene, đồng thời có khả năng kháng viêm, khử trùng tương đương với củ tỏi. Khi sử dụng, chỉ cần đảm bảo tỏi không bị mốc hay đổi màu thì vẫn có thể chế biến, nhất là sau khi nấu chín sẽ càng an toàn và phát huy tác dụng tốt cho sức khỏe

2. Đậu nành, đậu xanh

Đậu nành và đậu xanh sau khi mọc mầm sẽ trở thành mầm đậu nành và giá đỗ - những thực phẩm vừa dễ chế biến, vừa giàu dinh dưỡng. Trong quá trình nảy mầm, lượng axit amin tự do trong đậu tăng nhanh: từ 0,35g/100g ban đầu lên 0,5g sau 1 ngày và đạt 1,5g vào ngày thứ 5. Bên cạnh đó, protein thực vật tăng lên rõ rệt, trong khi các chất khó hấp thụ sẽ giảm đi, giúp cơ thể dễ tiêu hóa hơn.

Quá trình mọc mầm cũng giúp tăng mạnh hàm lượng vitamin C, E và đặc biệt là isoflavon - hợp chất hỗ trợ nội tiết tố nữ trong mầm đậu nành. Ngoài ra, mầm đậu còn chứa riboflavin có tác dụng chống lão hóa tế bào, giảm viêm và ngăn ngừa các bệnh răng miệng. Tuy nhiên, cần tránh ăn giá đỗ không có rễ vì có thể chứa tồn dư hóa chất trong quá trình nuôi trồng.

Trong nhà có 4 thực phẩm này mọc mầm đừng dại vứt đi: Không độc còn “lãi” gấp mấy lần dinh dưỡng!- Ảnh 2.

3. Gạo lứt

Gạo lứt sau khi mọc mầm sẽ kích hoạt hàng loạt enzyme như amylase, protease, oxidoreductase... giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng thành dạng dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Quá trình này làm tăng giá trị dinh dưỡng, đồng thời sản sinh thêm nhiều vitamin như A, B, E, niacin và axit pantothenic.

Đặc biệt, khoáng chất như canxi, magie trong gạo lứt vốn khó hấp thụ sẽ được giải phóng nhờ enzyme phytase phá vỡ axit phytic. Nhờ đó, gạo lứt nảy mầm giúp cơ thể tận dụng hiệu quả các dưỡng chất quý giá mà gạo thường khó cung cấp.

4. Yến mạch

Yến mạch sau khi mọc mầm không chỉ giữ lại toàn bộ dưỡng chất vốn có mà còn kích hoạt thêm nhiều enzyme tiêu hóa như amylase và protease, giúp cơ thể dễ hấp thu tinh bột và protein hơn. Quá trình nảy mầm cũng giúp phá vỡ axit phytic - chất gây cản trở hấp thu khoáng - giúp tăng khả năng hấp thu kẽm, magie và sắt từ yến mạch.

Trong nhà có 4 thực phẩm này mọc mầm đừng dại vứt đi: Không độc còn “lãi” gấp mấy lần dinh dưỡng!- Ảnh 3.

Không chỉ vậy, yến mạch mọc mầm còn tăng mạnh chất chống oxy hóa avenanthramide - hợp chất giúp giảm viêm, hỗ trợ tim mạch và làm chậm quá trình lão hóa. Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B1 và B6, cùng vitamin E cũng được tăng sinh đáng kể sau khi nảy mầm. Vì vậy, yến mạch mọc mầm là một lựa chọn hoàn hảo cho người ăn chay, người cần phục hồi sức khỏe hoặc đang theo chế độ ăn lành mạnh.

Nguồn và ảnh: Focu Youth, Aboluowang

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày