Năm ngoái, Ông Lưu Quốc Minh, một người đàn ông 62 tuổi sống ở thành phố Nam Xương, Trung Quốc, chưa bao giờ nghĩ rằng chỉ một buổi trưa mùa hè thôi lại có thể để lại trong ông một nỗi day dứt lớn như vậy.
Mọi chuyện bắt đầu từ những quan sát rất nhỏ. Vào thời điểm xảy ra sự việc, trời Nam Xương nóng như đổ lửa, nhiệt độ ngoài trời có lúc lên tới 38–39 độ C. Người người ra đường đều ăn mặc nhẹ nhàng, mát mẻ. Nhưng con dâu ông Lưu, cô Trần Tịnh, lại cứ nhất quyết mặc áo dài tay, kín bưng từ cổ tay tới cổ, bất kể ở nhà hay ra ngoài.
Ban đầu, ông Lưu cũng chỉ nghĩ đơn giản: "Có lẽ con bé sợ đen da, hoặc là xu hướng thời trang gì đó của giới trẻ". Thế nhưng, qua ngày qua tháng, nhìn cách con dâu luôn cúi gằm mặt, né tránh ánh mắt người khác, trong lòng ông bắt đầu dấy lên một nỗi bất an mơ hồ.
Mãi cho đến một buổi chiều nọ, khi đang ngồi chơi với cô cháu gái 5 tuổi, ông mới nghe được sự thật khiến ông nghẹn ngào.
Cháu gái trong lúc tô màu vô tư nói: "Ông ơi, hôm trước bố mẹ lại cãi nhau to lắm. Bố đẩy mẹ ngã, mẹ đau lắm, nhưng mẹ bảo con không được kể với ai".
Bé gái kể cho ông nội rằng mẹ thường xuyên bị bố "tác động vật lý" (Ảnh minh hoạ).
Ông Lưu chết lặng. Ông cố giữ bình tĩnh hỏi thêm, và qua lời ngây thơ của cháu, ông mường tượng ra cả một bức tranh buồn: Hóa ra không chỉ một lần, con trai ông và con dâu đã nhiều lần to tiếng, thậm chí có hành vi động tay chân.
Ông Lưu ngồi thừ ra, nước mắt cứ thế trào ra không kìm được. Đêm hôm đó, ông Lưu trằn trọc suốt đêm. Sáng hôm sau, ông quyết định phải làm một điều gì đó. Ông thẳng thắn nói chuyện với con trai và con dâu. Bạo lực không bao giờ là cách giải quyết vấn đề, và ông không thể tiếp tục im lặng để những tổn thương đó huỷ hoại gia đình, huỷ hoại tuổi thơ của cháu mình.
"Gia đình là nơi yêu thương chứ không phải nơi để ai phải sợ hãi", ông Lưu tự nhủ.
Bạo lực gia đình có thể huỷ hoại tâm hồn trẻ nhỏ thế nào?
Những vụ bạo lực trong gia đình, dù là lời lẽ gay gắt hay hành động tay chân, đều để lại những vết thương tâm lý sâu sắc cho trẻ nhỏ - những đứa trẻ vốn chỉ biết yêu thương vô điều kiện.
1. Trẻ nhỏ sẽ cảm thấy bất an, lo sợ
Ngay từ những lần đầu tiên chứng kiến bố mẹ cãi vã, trẻ sẽ cảm thấy thế giới xung quanh không còn an toàn nữa. Tiếng quát tháo, tiếng đổ vỡ có thể ám ảnh trẻ trong giấc ngủ, gây ra chứng rối loạn lo âu, ác mộng kéo dài.
2. Trẻ có thể bắt chước hành vi bạo lực
Trẻ em học hỏi qua quan sát. Khi sống trong môi trường có bạo lực, trẻ dễ dàng xem đó là cách giao tiếp bình thường. Sau này lớn lên, các em có thể trở nên dễ nóng giận, thậm chí sử dụng bạo lực với bạn bè, người yêu, đồng nghiệp. Một vòng lặp bạo lực cứ thế lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trẻ nhỏ có thể gặp tổn thương tâm lý nặng khi chứng kiến bầu không khí gia đình bất hoà (Ảnh minh hoạ)
3. Trẻ dễ bị suy giảm lòng tự trọng
Chứng kiến người thân yêu tổn thương mà mình không thể làm gì khiến trẻ cảm thấy bất lực, tự trách bản thân. Dần dần, trẻ hình thành suy nghĩ tiêu cực về chính mình: "Mình không đủ tốt", "Mình không xứng đáng được yêu thương"...
4. Trẻ dễ gặp khó khăn trong các mối quan hệ sau này
Những tổn thương tâm lý thời thơ ấu khiến trẻ trưởng thành với tâm lý dè chừng, sợ hãi khi bước vào các mối quan hệ bạn bè, tình cảm. Một số em thậm chí từ chối gắn bó lâu dài với bất kỳ ai, chỉ vì nỗi sợ quá khứ lặp lại.
Theo Sohu