Trong ấn tượng của mọi người, người giàu thường đến những nhà hàng cao cấp và dùng những bữa ăn sang trọng để thể hiện địa vị của mình. Tuy nhiên, nhà đầu tư, tỷ phú người Trung Quốc, Lưu Ích Khiêm, lại được một cư dân mạng chụp lại một bức ảnh đang ăn một hộp cơm với giá 8 nhân dân tệ (26 ngàn đồng) trên đường phố. Ông ở đó một mình, ăn mặc giản dị và ngẫu nhiên tìm một quán ăn ven đường.
Một số cư dân mạng nói đùa: "Nếu không có người nhắc nhở, e rằng sẽ không có ai nhớ người đàn ông trung niên này là Lưu Ích Khiêm". Quá trình làm giàu của vị tỷ phú này diễn ra như thế nào?
Lưu Ích Khiêm vốn không phải một học sinh giỏi khi còn ngồi trên ghế nhà trường, ông nghỉ học sau khi học hết cấp 2, tuy nhiên, sự nhạy bén trong kinh doanh lại là điều sớm đã được bộc lộ.
Vào những năm 1970, 1980, không lâu sau khi Trung Quốc vừa thực hiện cải cách mở cửa, người trẻ bắt đầu theo đuổi phong cách ăn mặc đa dạng, túi da cũng trở nên phổ biến vào thời điểm này.
Chú của Lưu Ích Khiêm để mắt đến xu hướng thời trang này và bắt đầu kinh doanh túi da thủ công, công việc kinh doanh sau đó rất phát đạt, Lưu Ích Khiêm khi đó vẫn đang học trung học cơ sở, nhìn thấy công việc kinh doanh của chú phát đạt nên đã xin chú cho mình theo học việc.
Tỷ phú Lưu Ích Khiêm
Đáng tiếc, thấy cháu vẫn đang ở độ tuổi đi học, chú của Lưu ích Khiêm không đồng ý. Nhưng vì Lưu Ích Khiêm vô cùng kiên trì, chú của ông đành sắp xếp cho ông một nhiệm vụ, để ông tự tay làm túi da và thưởng cho ông nhiều hơn 1 nhân dân tệ cho mỗi chiếc túi mà ông làm ra.
Người chú tưởng rằng việc này sẽ khiến Lưu Ích Khiêm nản lòng mà từ bỏ, nhưng không ngờ rằng Lưu Ích Khiêm lại không tự mình làm mà trở thành "ông chủ". Ông viết một loạt thông báo tuyển dụng, dán chúng khắp đường phố, tuyển dụng những người sẵn sàng làm túi da bằng tay.
Có rất nhiều người đến xin việc, Lưu Ích Khiêm giao toàn bộ công việc cho họ và chỉ nhận một phần nhỏ phí trung gian, số tiền tuy ít nhưng không thể ngăn anh tuyển thêm người. Mọi việc dần đi đúng hướng, Lưu Ích Khiếm thậm chí có thể kiếm được hơn 100 tệ một ngày.
Khi đó giá cả còn chưa đắt đỏ như hiện tại, 100 tệ có thể đủ cho một gia đình bình thường sống trong một tháng, tầng lớp lao động bình thường chỉ có mức lương hơn 100 tệ một tháng, nhưng Lưu Ích Khiêm lại có thể kiếm được mức lương 1 tháng của người khác chỉ trong vòng một ngày.
Bằng cách này, trước khi Lưu Ích Khiêm tốt nghiệp trung học cơ sở, ông đã kiếm được hũ vàng đầu tiên hàng chục nghìn nhân dân tệ, trở thành thứ mà những người xung quanh gọi là "con nhà người ta".
Sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, Lưu Ích Khiếm theo chú kinh doanh túi da và chịu trách nhiệm về quy trình làm túi da, vẫn kiếm được phí trung gian từ việc đó, chú của ông cũng nhìn thấy khả năng của ông, giao toàn bộ việc sản xuất túi da cho ông.
Cứ như vậy, vì đã có thể kiếm được tiền, Lưu Ích Khiêm không còn ý định học tập nữa, sau khi tốt nghiệp cấp hai, ông nghỉ học và bắt đầu sự nghiệp kiếm tiền.
Nhưng xu hướng luôn thay đổi theo thời đại, túi da không phải lúc nào cũng được ưa chuộng, Lưu Ích Khiêm cũng hiểu được điều này, vừa kinh doanh túi da, ông vừa tìm kiếm cơ hội mới. Sau nhiều nghiên cứu, ông đã bán những chiếc túi da mà mình tích trữ với giá rẻ, dùng số tiền kiếm được trong nhiều năm để mở một cửa hàng bách hóa Thành phố Thượng Hải.
Vì muốn bán một số mặt hàng độc đáo để thu hút khách hàng, Lưu Ích Khiêm đã chọn không những mặt hàng tại địa phương mà đi vào phía nam để nhập về một vài mặt hàng độc đáo hơn.
Người dân Thượng Hải chưa bao giờ nhìn thấy những món mới lạ của miền Nam này, chẳng bao lâu sau, cửa hàng bách hóa của ông bắt đầu khan hàng, để ứng phó, Lưu Ích Khiêm nghĩ ra mô hình đặt trước đơn.
Cứ như vậy, những bước chân đầu tiên trong sự nghiệp của Lưu Ích Khiếm bắt đầu.
Sau khi kiếm được tiền, Lưu Ích Khiêm nghỉ học để theo đuổi con đường kinh doanh
Khi nhu cầu của khách hàng tăng lên, cung và cầu hàng hóa cũng bắt đầu tăng, kết quả là Lưu Ích Khiêm phải mua số lượng lớn hàng hóa từ miền Nam, khi vào miền Nam thường xuyên hơn, ông bắt đầu gặp những vấn đề mới.
Mỗi lần từ phía Nam trở về Thượng Hải, ông đều phải đi tàu hỏa qua lại, nhưng mỗi lần đến ga Thượng Hải, túi lớn túi nhỏ, nhưng việc tìm được một chiếc xe vận chuyển là điều rất không dễ dàng.
Lưu Ích Khiêm suy nghĩ rất nhiều, nên giải quyết vấn đề này ra sao, sau khi nghĩ, ông nảy ra ý tưởng tự mình thầu xe chở hàng đón khách ở ga xe lửa, nhất định sẽ có người có nhu cầu.
Nghĩ đến đây, Lưu Ích Khiêm cảm thấy vô cùng phấn khích, cửa hàng bách hóa bắt đầu có tiếng tăm cũng là lúc nhiều người bắt chước mô hình kinh doanh này của ông, cửa hàng bách hóa cũng sẽ mất đi một số lượng khách hàng, nếu muốn tiếp tục kiếm nhiều tiền, ông chỉ có thể tìm cách thoát ra trước và thay đổi hướng đi của mình. Sau khi bán lô hàng cuối cùng, Lưu Ích Khiêm bắt đầu học lấy bằng lái xe để chuẩn bị cho việc lái taxi sau này.
Sau khi lấy được bằng lái xe, ông dùng tất cả tiền tiền tiết kiệm nhiều năm mua hai chiếc ô tô. Với Lưu Ích Khiêm mà nói, cơ hội dành cho người có dũng khí thử, nếu không cố gắng, bạn chỉ có thể giậm chân tại chỗ.
Dần dần, nhờ giá cả hợp lý, công việc kinh doanh của Lưu Ích Khiêm trở nên phát đạt, chỉ trong vòng chưa đầy hai năm, ông đã kiếm lại được số tiền mua chiếc xe.
Thời điểm đó, trái phiếu chưa phổ biến như hiện tại, nhiều người hoàn toàn không biết đến những kiến thức này, và ngó lơ. Tuy nhiên, Lưu Ích Khiêm lại nhìn thấy tương lai từ lĩnh vực này, nhưng vì chưa hiểu biết, ông lựa chọn không hấp tấp.
Một ngày nọ, Lưu Ích Khiêm đi ăn cơm chiên như thường lệ, và sau một vài tìm hiểu, ông bỏ ra 10.000 nhân dân tệ để mua 100 cổ phiếu giá rẻ của một công ty mà ông khá chắc chắn lúc bấy giờ.
Không ngờ rằng chỉ một năm sau, số cổ phiếu trị giá 10.000 nhân dân tệ của Lưu Ích Khiêm tăng lên 1 triệu nhân dân tệ, nhận thấy kiếm tiền từ đầu tư dễ hơn việc kiếm tiền bằng nghề lái taxi, ông bắt đầu dành nhiều sự quan tâm hơn tới lĩnh vực này.
Quá trình sau đó, ông không chỉ thành lập công ty riêng mà còn gia nhập hơn chục công ty niêm yết thông qua nhiều phương thức đấu thầu hoặc chuyển nhượng khác nhau. Trong trường hợp của Lưu Ích Khiếm, sự giàu có của ông giống như một quả cầu tuyết, dần dần tích lũy, cho tới khi nó trở thành một quả cầu tuyết lớn.
Sau đó, Lưu Ích Khiêm mua 20% cổ phần của một doanh nghiệp nhà nước, đảm nhận vị trí chủ tịch, có mặt trong danh sách người giàu của Trung Quốc trong nhiều năm. Con đường làm giàu của Lưu Ích Khiêm dần trở thành huyền thoại trên thị trường chứng khoán Thượng Hải.
Quyết định bước vào lĩnh vực đầu tư khiến Lưu ích Khiêm trở nên giàu có
Tuy là một người giàu có nhưng Lưu Ích Khiêm rất khiêm tốn, ông ăn mặc giản dị, và thường chỉ những người trong giới kinh doanh mới biết thân phận của ông.
Lưu Ích Khiêm có một đam mê với các vật phẩm mang tính văn hóa và là nhân vật quen mặt trong các buổi đấu giá. Nhưng ngoài việc không tiếc tay tiêu tiền cho đam mê đó, ông là một người hết sức khiêm tốn trong cuộc sống hàng ngày, ông thậm chí còn từng được bắt gặp cầm một hộp cơm bình dân trên tay. Nói về vấn đề này, Lưu Ích Khiêm nói rằng đây là quán cơm ông thường lui tới khi còn lái taxi, tất cả đều là những kí ức khó quên với ông!
Nhìn vào con đường mà Lưu Ích Khiêm đã đi qua, có thể thấy được một điều rằng, thức thời và sự nhạy bén trong kinh doanh là điều rất quan trọng nếu muốn làm giàu, dậm chân tại chỗ, không biết chớp thời cơ, bạn sẽ bị thời đại loại bỏ.