Trở lại nơi làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đây là 7 THÓI QUEN của người thành đạt

Ứng Hà Chi, Theo Thanh Niên Việt 15:56 19/02/2025
Chia sẻ

Cuộc đời của một người là tổng hợp của vô số thói quen.

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán đã kết thúc. Khi công việc mới bắt đầu trở lại, nhiều người phàn nàn rằng kỳ nghỉ quá ngắn và họ không muốn đi làm chút nào. Không ít người bày tỏ tiếc nuối, vì thế không thể tập trung làm việc, dẫn đến mọi thứ bị chất đống.

Cuối cùng, họ sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn "càng ít muốn làm việc, hiệu quả càng thấp". Chuyên gia quản lý Stephen Covey đưa ra lời khuyên này trong cuốn sách Bảy thói quen của người thành đạt: “Chỉ bằng cách phát triển thói quen tốt, hiệu suất làm việc của một người mới có thể được cải thiện".

Nếu bạn cảm thấy buồn chán khi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán, bạn có thể muốn xem qua kiệt tác kinh điển này. Hãy phát triển 7 thói quen trong cuốn sách này và bắt đầu năm mới ở trạng thái làm việc tốt nhất.

Thói quen 1: Chủ động

Tác giả Stephen Covey kể một câu chuyện trong cuốn sách của mình.

Trong thời gian làm cố vấn doanh nghiệp, Covey đã gặp một thực tập sinh vừa mới tốt nghiệp. Anh ấy rất chủ động và muốn làm những việc mà người khác không muốn làm và luôn nhiệt tình hỗ trợ mọi người. Nhưng do năng lực hạn chế nên anh thường làm sai việc, thậm chí dẫn đến hỏng dự án của mọi người.

Sau khi kỳ thực tập kết thúc, dựa trên phản hồi của các nhân viên, tổng giám đốc đã quyết định sa thải anh.

Sau khi Covey phát hiện ra, ông đã đi ngược lại ý kiến của đa số và nhận thực tập sinh làm nhân viên chính thức. Không ngờ, chỉ 2 năm sau, thực tập sinh đó đã được thăng chức lên vị trí quản lý phòng.

Trong một buổi tiệc rượu, tổng giám đốc đã nói về vấn đề này và thẳng thắn nói rằng Covey có con mắt tinh tường.

Trở lại nơi làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đây là 7 THÓI QUEN của người thành đạt- Ảnh 1.

Covey giải thích: “Tiêu chuẩn của tôi khác. Tôi coi trọng sáng kiến hơn là làm tốt mọi việc". Sự thành công của thực tập sinh là nhờ thái độ tích cực của anh ấy. Nhờ sự tích cực, ham học hỏi, anh đã nhanh bứt phá.

Tuy nhiên, có quá nhiều người quen với việc tuân theo mệnh lệnh một cách thụ động. Họ chỉ làm khối lượng việc được chi trả theo đúng mức lương mà không biết rằng, nếu chủ động là cách tạo ra cơ hội phát triển.

Mọi việc bạn làm đều có giá trị trong sơ yếu lý lịch của bạn. Như Stephen Covey đã nói: Thành công nằm ở việc hành động, không phải ở sự thụ động.

Hãy duy trì thái độ tích cực và chủ động. Đừng lùi bước và đừng thỏa hiệp, bạn sẽ được thăng chức và tăng lương.

Thói quen 2: Bắt đầu với mục tiêu cuối cùng trong đầu

Một đội xây dựng đã nhận được bản thiết kế có vẽ một cái giếng. Người đứng đầu nghĩ rằng đây là một nhiệm vụ đơn giản nên đã đồng ý ngay và bắt đầu thi công. Phải đến khi dự án hoàn thành và bàn giao, họ mới phát hiện, thứ khách hàng muốn thực chất là một ống khói.

Qua câu chuyện cho chúng ta thấy: Trước khi làm bất cứ việc gì, trước tiên phải xác định phương hướng. Nhiều người làm việc chăm chỉ nhưng kết quả không tốt vì đã đi lầm đường.

Có một câu tục ngữ Anh cổ điển: Đối với một con tàu không có đích đến, bất kỳ cơn gió nào từ bất kỳ hướng nào cũng là gió ngược.

Công việc cũng vậy. Một khi bạn mất đi mục tiêu, mọi công sức của bạn đều trở nên vô ích.

Trong những ngày đầu năm mới, có rất nhiều việc phải làm và nhiều khó khăn phải vượt qua. Nhưng miễn là bạn tập trung vào mục tiêu của mình, mục tiêu chính sẽ trở nên rõ ràng. Hãy tìm ra điều bạn muốn làm, sau đó tập trung vào nó và nỗ lực để đạt được nó.

Bằng cách này, bất kể có bao nhiêu khúc quanh, bạn vẫn có thể giữ được sự khách quan và cuối cùng sẽ đến được đích.

Thói quen 3: Đặt những điều quan trọng lên hàng đầu

Bạn có trải nghiệm như này khi mới đi làm sau dịp Tết Nguyên đán không? Bạn bối rối khi thấy danh sách những việc cần xử lý, bất chợt không biết mình sẽ làm gì. Hay khi bạn mới hoàn thành nhiệm vụ này đã có nhiệm vụ khác xuất hiện. Điều này khiến bạn mệt mỏi, làm không xuể. Bạn bận rộn suốt ngày và kiệt sức, nhưng thành quả công việc lại rất hạn chế.

Stephen Covey đã từng nói, hãy ưu tiên những việc quan trọng trước và đừng để những điều tầm thường làm bạn mất tập trung. Dựa trên nguyên tắc "điều quan trọng nhất là làm trước", ông đã xây dựng "quy tắc bốn góc phần tư".

Ưu tiên hàng đầu là giải quyết những vấn đề quan trọng và cấp bách nhất. Những việc còn lại, tùy theo mức độ quan trọng và cấp bách, có thể hoãn lại và giải quyết trong thời gian ngắn hơn.

Trở lại nơi làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đây là 7 THÓI QUEN của người thành đạt- Ảnh 2.

Thói quen 4: Tư duy cùng có lợi

Năm 1972, Stephen Covey được mời đến giúp cải tổ một công ty cũ đang bên bờ vực phá sản. Ông chỉ mất một giờ để đưa ra một kế hoạch cải cách. Các giám đốc điều hành công ty không hài lòng và cảm thấy rằng ông làm việc hời hợt. Kết quả là, chỉ trong vòng chưa đầy nửa năm, công ty đã bắt đầu biến lỗ thành có lãi.

Hóa ra là công ty này trước đây đã cắt giảm lương của nhân viên quá mức, dẫn đến động lực làm việc của nhân viên thấp.

Sau khi tìm hiểu tình hình, ông chỉ cần xây dựng một kế hoạch khuyến khích nhân viên để tăng đáng kể tiền lương của công nhân. Nhân viên càng làm việc nhiều thì họ càng đam mê và công ty sẽ tự nhiên phục hồi.

Mục đích của mọi công việc là cùng có lợi. Đó là sự có lợi giữa các bên, đạt đến giá trị mong muốn. Nếu bạn chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn lợi ích của bản thân và xâm phạm đến lợi ích của người khác, bạn chắc chắn sẽ có kết cục tồi tệ.

Bước sang năm mới, chúng ta cũng có thể thay đổi tư duy và lấy nguyên tắc đôi bên cùng có lợi làm điểm khởi đầu. Hãy quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu của người khác, họ chắc chắn sẽ vui lòng đáp ứng yêu cầu của bạn.

Nếu tất cả chúng ta cùng suy nghĩ theo một hướng và cùng nhau làm việc, chúng ta có thể dễ dàng đạt được lợi ích chung và kết quả đôi bên cùng có lợi.

Thói quen 5: Hiểu bản thân như bạn hiểu kẻ thù của mình

Trong Binh pháp Tôn Tử có nói rằng nếu biết mình biết ta, biết địch thì có thể đánh trăm trận mà không sợ thất bại. Nếu muốn đánh bại kẻ thù, trước tiên bạn phải hiểu rõ tình hình của hắn. Điều này cũng đúng khi giao tiếp và hợp tác với người khác trong công việc. Chỉ khi bạn hiểu rõ người khác, bạn mới có thể kê đúng thuốc và hoàn thành được mọi việc.

Trong cuốn sách, Stephen Covey kể lại một câu chuyện: Một người cha đã từng phàn nàn với ông rằng đứa con trai của ông rất hư, khiến ông tức giận.

Sau khi nghe vậy, Covey nói thẳng: "Nếu anh muốn con trai nghe lời anh, thì trước tiên anh phải nghe lời con đã. Chỉ khi anh hiểu con thì 2 cha con mới có thể giao tiếp hiệu quả".

Không ngờ, người cha lại tự tin nói: "Không cần thiết đâu. Tôi đã trải qua chuyện này rồi và tôi hiểu rất rõ con tôi".

Covey không còn cách nào khác ngoài việc lắc đầu bất lực và kết thúc cuộc trò chuyện. Trên thực tế, hành vi như của người cha này thường xuyên xảy ra ở nơi làm việc. Một số người quảng bá doanh nghiệp của mình mà không quan tâm đến nhu cầu của người khác. Một số người áp đặt quan điểm của mình lên người khác mà xem lại ý kiến của mình.

Tuy nhiên, họ không biết rằng nếu họ luôn dùng suy nghĩ của mình để suy đoán về người khác, cho dù có ý tốt thì đối phương cũng sẽ không vui và không trân trọng. Hiểu người khác và hiểu chính mình là nguyên tắc giao tiếp hiệu quả nhất.

Hãy học cách kiềm chế mong muốn thể hiện bản thân, kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của người khác và hiểu tính cách của họ. Khi bạn hiểu rõ mình và đối thủ, giao tiếp chính xác và hiệu quả, công việc sẽ tự nhiên trở nên dễ dàng và đơn giản.

Trở lại nơi làm việc sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán, đây là 7 THÓI QUEN của người thành đạt- Ảnh 3.

Thói quen 6: Hợp tác

Hiệu ứng hiệp lực là gì? Stephen Covey trả lời bằng một câu chuyện.

Để cải thiện hình ảnh thương hiệu, người sáng lập một công ty khởi nghiệp ở New York đã triệu tập các giám đốc điều hành cấp cao để thảo luận về tuyên bố của công ty. Tuy nhiên, cuộc họp không diễn ra suôn sẻ.

Người sáng lập công ty tin rằng tuyên bố này phải nêu rõ hoạt động kinh doanh của công ty. Người sáng lập công ty tin rằng tuyên bố này phải nêu rõ hoạt động kinh doanh. Phó chủ tịch cho biết ông muốn thúc đẩy thái độ làm việc của nhân viên. Giám đốc nhân sự có xu hướng thúc đẩy văn hóa công ty nhiều hơn.

Nhiều người tranh cãi và người sáng lập trở nên tức giận, lên kế hoạch hành động tùy tiện. Lúc này, trợ lý của anh thì thầm vào tai anh: Sao không chọn những thành viên cốt cán của mỗi phòng ban rồi kết hợp họ lại với nhau.

Cuối cùng, một tuyên bố ngắn gọn và mạnh mẽ đã ra đời, làm cho thương hiệu của công ty trở nên nổi tiếng.

Chính vì người sáng lập đã phối hợp được lợi thế của tất cả các bên và tập hợp được sức mạnh của mọi người nên anh mới có thể soạn thảo được bản tuyên ngôn đặc sắc.

Stephen Covey đã nói: Bản chất của sự hiệp lực là phối hợp ý kiến, tìm kiếm tiếng nói chung trong khi vẫn tôn trọng sự khác biệt và hướng tới hiệu quả.

Trong công việc, mỗi người đều có ưu điểm và nhược điểm về tính cách, năng lực làm việc cũng có điểm mạnh và điểm yếu. Vì vậy, bước sang năm mới, bạn nên thảo luận với mọi người, bạn đừng ép buộc mọi người phải nhất trí hoàn toàn về ý kiến. Thay vì giữ nguyên quan điểm của mình, tốt hơn hết là hãy lùi lại một bước và phân tích điểm mạnh của đối phương.

Nếu bạn biết cách kết hợp sức mạnh tổng hợp, chấp nhận khuyết điểm của người khác và học hỏi từ điểm mạnh của họ, bạn có thể cùng nhau giải quyết vấn đề một cách dễ dàng.

Thói quen 7: Tiếp tục cập nhật

Một nghiên cứu của Trường Kinh doanh London cho thấy mọi người sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong công việc sau mỗi 5 đến 10 năm. Nguyên nhân có thể là do thay đổi ngành nghề hoặc nâng cao kỹ năng chuyên môn. Điều này có nghĩa là nếu bạn không cập nhật thông tin, bạn sẽ có nguy cơ bị tụt hậu.

Trong cuốn sách, Stephen Covey đã chia sẻ một ví dụ. Vào những năm 1990, tại một nhà máy sản xuất đồng hồ ở California, có một người thợ lắp ráp linh kiện đồng hồ đã làm việc ở đó hơn 10 năm. Có một công nhân khác cùng độ tuổi thích mày mò những công nghệ mới như điều khiển số bằng máy tính trong thời gian rảnh rỗi.

Người lắp ráp khuyên anh ta không nên làm những việc đó vì chúng không phải là công việc của anh ta và chỉ tốn thời gian. Không ngờ, vài năm sau, nhà máy đã lắp đặt một dây chuyền sản xuất tự động mới được điều khiển bằng máy tính. Người lắp ráp không biết gì về điều này và không thể hiểu được hướng dẫn của chương trình, vì vậy anh ta đã mất việc.

Một công nhân khác, người thường xuyên nghiên cứu công nghệ mới, đã tiếp quản công việc một cách suôn sẻ và sớm được thăng chức làm giám đốc xưởng.

Chìa khóa cho sự khác biệt trong số phận của họ nằm ở cách suy nghĩ khác nhau. Một bên thì bám vào cách cũ, bên kia thì tiếp tục cải tiến, nên tất nhiên sẽ dẫn đến những kết quả hoàn toàn trái ngược nhau.

Nhà văn Lưu Từ Hân (Trung Quốc) cũng nói: Nhân loại đã đến thời kỳ mà công nghệ cao sẽ phát triển nhanh chóng theo hướng bùng nổ.

Chúng ta đang sống trong thời đại phát triển nhanh chóng, nơi công nghệ, tư duy và khái niệm thay đổi từng ngày. Vì thế, bạn cần nâng cao kiến thức cùng kỹ năng, đừng nên trì trệ. Ngay cả chuyên môn của bạn cũng sẽ trở nên vô giá trị nếu bạn không cập nhật kịp thời. Chỉ bằng cách này, bạn mới không bị đào thải.

Giám đốc điều hành của Microsoft, Kevin Turner cho biết: "Từ khi bước vào nơi làm việc cho đến khi trở thành giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty nằm trong danh sách Fortune 500, 'Bảy thói quen của người thành đạt' đã định hình cuộc sống của tôi".

Cuộc đời của một người là tổng hợp của vô số thói quen. Làm chủ thói quen chính là định hình cuộc sống của bạn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày