Rất nhiều nghiên cứu cho thấy căng thẳng trong công việc là nguồn căng thẳng chính của người Mỹ và ngày càng leo thang trong vài thập kỷ qua. Mức độ gia tăng về cường độ căng thẳng trong công việc được đánh giá bởi nhận thức về ít kiểm soát nhưng lại nhiều nhu cầu đã được chứng minh là có liên quan đến tỷ lệ tăng cao của bệnh tim, cao huyết áp và các rối loạn khác.
Ở New York, Los Angels và các đô thị khác, mối quan hệ giữa căng thẳng công việc và nhồi máu cơ tim được ghi nhận rất rõ ràng. Từ đó bất kỳ nhân viên cảnh sát nào bị chứng động mạch vành mà bị tổn thương trong hoặc ngoài công việc đều được bồi thường tương ứng bao gồm cả trường hợp đau tim trong khi câu cá vào kỳ nghỉ hoặc cờ bạc ở Las Vegas.
Mặc dù Viện nghiên cứu về căng thẳng Mỹ thường được yêu cầu xây dựng danh sách các ngành nghề "nhiều nhất" và "ít nhất", nhưng xếp hạng như vậy ít quan trọng vì một vài lý do. Vấn đề không nằm ở tính chất công việc mà là mức độ tương thích giữa con người-môi trường làm việc.
Một số cá nhân có thể phát triển mạnh trong môi trường áp lực khẩn cấp của cuộc sống cũng như phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng một lúc nhưng không dễ bị áp lực miễn là họ nhận thức được họ đang trong tầm kiểm soát. Họ sẽ bị căng thẳng nghiêm trọng bởi những công việc đơn thuần tẻ nhạt như lắp ráp trong khi những người khác tránh khỏi trách nhiệm và đơn giản chỉ muốn thực hiện một nhiệm vụ nằm trong khả năng của họ.
Những căng thẳng mà một cảnh sát viên hoặc giáo viên trung học làm việc trong một khu phố nội thành phải đối mặt là hoàn toàn khác so với những người có kinh nghiệm làm việc ở vùng nông thôn. Mức độ căng thẳng có thể thay đổi rất lớn ngay cả trong các tình huống giống hệt với các lý do khác nhau.
Stress là một hiện tượng mang tính cá nhân hóa rất cao và có thể thay đổi rất nhiều ngay cả trong các tình huống giống hệt nhau vì nhiều lý do khác nhau. Một cuộc khảo sát cho thấy việc hoàn thành công việc bàn giấy gây căng thẳng hơn cho nhiều nhân viên cảnh sát so với những nguy hiểm liên quan đến truy nã bọn tội phạm. Mức độ căng thẳng của công việc phụ thuộc vào mức độ yêu cầu đang được thực hiện và cảm giác kiểm soát của cá nhân hoặc mức độ ra quyết định mà họ có trong việc giải quyết chúng.
Vậy làm sao để biết được bạn có đang chịu căng thẳng hay không? Hiệp hội quốc gia về sức khỏe tinh thần Anh đã đưa ra một danh sách các câu hỏi để giúp các cá nhân đánh giá xem liệu căng thẳng đã trở thành vấn đề hay chưa. Đây là điều mà mọi người được hỏi:
- Các vấn đề và thất vọng nhỏ nhặt có làm phiền bạn nhiều hơn bình thường không?
- Bạn có thấy khó khăn để hòa hợp với mọi người không? (Họ có khó hòa hợp với bạn không?)
- Bạn có bị lo lắng thường xuyên không?
- Có phải bạn đã trở nên nghi ngờ mọi người, ngay cả bạn bè của mình không?
- Đã bao giờ bạn cảm thấy mình bị cho vào bẫy chưa?
- Bạn có cảm thấy thiếu thỏa mãn không?
Nếu có nhiều câu trả lời "có" cho những câu hỏi này, căng thẳng có thể là vấn đề của bạn. Mọi người đối mặt với các vấn đề và có lúc cảm thấy áp lực. Áp lực đó có trở thành căng thẳng hay không phụ thuộc vào cách bạn xử lý nó. Sau đây là cách được nhiều chuyên gia khuyên bạn nên xử lý các vấn đề để giữ không cho chúng trở nên căng thẳng:
Các vấn đề gia đình: Giao tiếp, tình yêu vô điều kiện, thời gian bên nhau.
Các lựa chọn bị hạn chế: Tư duy sáng tạo, lời khuyên từ người khác, ngoan cường.
Các vấn đề về hiệu suất của nhân viên: Ngay lập thức đối chất với người đó và giải quyết vấn đề.
Những nhân sự đứng đầu có thái độ không tốt: Loại bỏ.
Điều tệ nhất mà các chuyên gia cho rằng không nên làm khi dính tới bất cứ tình huống có thể có áp lực nào là tránh không đối đầu với nó. Nếu bạn giải quyết vấn đề với mọi người nhanh nhất có thể và không để cho vấn đề chồng chất lên, bạn sẽ giảm được rất nhiều nguy cơ bị căng thẳng.